Trong khi đó, cũng trong sáng 14/3, theo cập nhật của tạp chí Forbes, tài sản của ông Vượng ở mức 9,6 tỷ USD, thấp hơn so với con số từ Bloomberg. Theo Forbes, ông Vượng đang xếp thứ 344/2.755 người giàu nhất hành tinh.
Theo giới thiệu của Bloomberg, ông Vượng là chủ tịch của Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn có trụ sở tại Hà Nội này kinh doanh trong các lĩnh vực phát triển bất động sản, bán lẻ, sản xuất ô tô và chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh sản xuất trong nước đầu tiên của Việt Nam. Năm 2019, Vingroup đạt doanh thu 130 nghìn tỷ đồng (5,6 tỷ USD).
Cũng theo Bloomberg, hối tài sản ròng trị giá 10,6 tỷ USD Phạm Nhật Vượng có thể mua 6,16 triệu troy ounce vàng, 168 triệu thùng dầu thô và tương đương với 0,0495% GDP của Hoa Kỳ; chiếm 0,134% trong tổng số tài sản của 500 người giàu nhất thế giới; 2,68% trong số 100 tài trợ đại học hàng đầu của Hoa Kỳ; tương đương 0,496% doanh số bán nhà hiện có của Hoa Kỳ và gấp 154.544 lần thu nhập hộ gia đình trung bình của Hoa Kỳ.
Phần lớn tài sản của ông Vượng có được từ 60% cổ phần của ông tại Vingroup. Theo báo cáo thường niên sơ bộ năm 2019, tập đoàn có trụ sở tại Hà Nội đạt doanh thu 130 nghìn tỷ đồng (5,6 tỷ USD) vào năm 2019.
Ông Vượng nắm giữ cổ phần của tại Vingroup giao dịch công khai trực tiếp và thông qua một công ty mẹ có tên là Vietnam Investment Group, nơi ông có 93% cổ phần, theo báo cáo thường niên năm 2019 của công ty.
-
Vì sao ông chủ Masan tiếp quản quản Vinmart còn ông Phạm Nhật Vượng lại buông?
CafeLand - Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ xây dựng The CrownX thành công ty 10 tỷ USD và đổi tên VinMart thành WinMart, theo mô hình hoạt động mới sau khi Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ đã rời đi. Vậy tạo sao người giàu có nhất Việt Nam lại buông bỏ một thương đã phổ biến rộng rãi như vậy, còn một đại gia chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành bán lẻ lại tiếp quản?