Sẽ khơi đào 7 cù lao trên sông Phan để chống ngập cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
UBND huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) cho biết thống nhất phương án triển khai thanh thải, khơi đào lòng Sông Phan do Ban quản lý Dự án Thăng Long đề xuất.
Theo đó đoạn đề nghị thanh thải, khơi đào lòng Sông Phan chiều dài 1.500 m, chiều rộng lòng Sông Phan tính từ hai bên bờ khoảng 25 mét. Hiện trạng trên toàn tuyến dự kiến thanh thải, khơi đào có 7 cù lao nhỏ nằm giữa sông.
UBND huyện Hàm Thuận Nam thống nhất phương án triển khai thanh thải, khơi đào lòng Sông Phan đoạn từ hạ lưu cống K25+416 đến hạ lưu cầu Sông Phan Km24+348. Tuy nhiên, quá trình triển khai không được tác động làm sạt lở hai bên bờ sông gây ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Đồng thời, liên hệ với địa phương để bố trí bãi đổ thải khi khơi đào các cù lao giữa sông.
Trước đó, do có mưa lớn kéo dài, đặc biệt trong đêm 28/7 có mưa liên tục với lượng mưa rất lớn, đến rạng sáng ngày 29/7 đã xảy ra ngập nước tại lý trình Km25+419 khiến việc lưu thông của các phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị gián đoạn. Hàng loạt phương tiện buộc phải đứng hàng giờ chờ nước rút nối đuôi nhau kéo dài từ Km 25 đến Km 27, một số phương tiện cố gắng di chuyển qua đoạn ngập đã bị nước cuốn trôi tấp vào lề.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99 km, nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỉ đồng. Tuyến có điểm đầu nối cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam và điểm cuối ở nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Công trình giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Phan Thiết còn hơn 2 giờ thay vì 4-5 tiếng như trước đây.
-
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây ngập gần 1m: Có phải lỗi tại dòng sông?
Theo báo cáo trước đó của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây bị ngập sâu vào ngày 29/7 có nguyên nhân do mưa lớn, lòng sông Phan gần đó bị hẹp khiến nước dâng cao. Tuy nhiên, kết luận mới đây của Bộ GTVT còn chỉ ra nguyên nhân khác.
-
Hơn 2.700 tỉ đồng cải thiện môi trường đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng ở TP. Phan Thiết
HĐND tỉnh Bình Thuận vừa thống nhất chi khoảng hơn 2.700 tỉ đồng để cải thiện môi trường đô thị TP. Phan Thiết và xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế trên địa bàn thành phố này.
-
Khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận sắp tới sẽ phát triển ra sao?
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai công việc liên quan đến các dự án trọng điểm tại khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận (Tổ công tác 1280) vừa nghe báo cáo tiến độ triển khai công việc liên quan đến các dự án trọng điểm...
-
Những đơn vị hành chính nào ở Bình Thuận sẽ được sắp xếp lại?
Từ ngày 1/12/2024, nhiều đơn vị hành chính cấp xã tại TP. Phan Thiết, huyện Bắc Bình thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ được sắp xếp lại theo quy định.