Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ký Quyết định số 681/QĐ – UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.
Đoạn đường có chiều dài khoảng 47,45 km, bắt đầu từ cầu Thủ Biên (xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên) và kết thúc tại sông Sài Gòn (phường An Tây, TP. Bến Cát).
Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng đường cao tốc 4 làn xe, bao gồm làn dừng khẩn cấp, với bề rộng nền đường 25,5 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ mở rộng lên 8 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp, cùng đường song hành và vỉa hè hai bên, với nền đường rộng 74,5 m.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.743,41 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP). Thời gian thực hiện dự án từ 2023 – 2027.
Đường Vành đai 4 sẽ kết nối Bình Dương với các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM, tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế vùng.
Việc hoàn thành tuyến đường sẽ giúp phân luồng và giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường nội đô TP.HCM và Bình Dương, hạn chế tình trạng ùn tắc, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng.
Tuyến đường này đi qua nhiều khu công nghiệp và đô thị mới của Bình Dương, như TP. Bến Cát và các khu công nghiệp VSIP, Mỹ Phước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đô thị hóa.
Đường Vành đai 4 sẽ kết nối với các tuyến quốc lộ và cao tốc quan trọng như Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực.
Do đó, dự án Đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua Bình Dương không chỉ cải thiện hạ tầng giao thông của tỉnh mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực phía Nam.
Hướng tuyến Vành đai 4 TP.HCM
Ngoài dự án Đường Vành đai 4, tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhằm tăng cường kết nối vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, có cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với đoạn qua địa bàn Bình Dương có chiều dài hơn 45 km, đi qua các địa phương như TP. Thuận An, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo và Bàu Bàng. Tổng mức đầu tư khoảng 17.408 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng. Dự án đang được triển khai khẩn trương, với công tác giải phóng mặt bằng và thi công hệ thống thoát nước đang được thực hiện.
Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng nhằm kết nối các huyện phía Bắc của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
Dự án đường Vành đai 3 đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn sẽ được nâng cấp, mở rộng. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương hiện cũng đang nghiên cứu phương án kéo dài tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên đến Bình Dương.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù để đầu tư đường Vành đai hơn 122.000 tỷ đồng
UBND TP.HCM cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An kiến nghị Quốc hội xem xét và chấp thuận các cơ chế đặc thù, chính sách đặc thù áp dụng cho toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM.
-
Sắp trình Quốc Hội thông qua dự án Vành đai hơn 136.000 tỉ đồng, lớn nhất khu vực phía Nam
Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc trình hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án đường vành đai 4 TP.HCM.






-
Bình Dương đề xuất TP.HCM sử dụng chung depot Long Bình cho tuyến metro hơn 64.000 tỷ đồng
Tỉnh Bình Dương đề nghị dùng chung depot Long Bình của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, cho dự án tàu điện đầu tiên của tỉnh kết nối TP.HCM về Thủ Dầu Một.
-
Vì sao thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam bất ngờ bị hoãn?
Đây là thương vụ chào bán có quy mô lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng doanh nghiệp vừa thông báo tạm hoãn.
-
Chính sách thanh toán ưu đãi cho người mua căn hộ The Gió Riverside
Tập đoàn BĐS An Gia (Mã: AGG) công bố các chính sách thanh toán và đồng hành tài chính, giúp người mua dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp ven sông The Gió Riverside tại khu Đông TP.HCM.