Chưa đầu tư xong… tháo chạy
Đi tiên phong trong việc đầu tư dự án đô thị ở TP Quảng Ngãi là Công ty Trường Xuân với dự án Khu dân cư (KDC) Trường Xuân tọa lạc tại trung tâm khu đô thị mới đê bao sông Trà. Khởi công xây dựng vào năm 2004, KDC Trường Xuân quy mô 3ha sẽ xây dựng 132 nhà liên kế, 30 nhà biệt thự. Sau 10 năm ròng rã thi công, 132 nhà liên kế và 20 căn biệt thự được hoàn thành và đã bán 102 căn nhà liên kế.
Trong khi đó, biệt thự chỉ bán được 5 căn buộc công ty phải ngưng xây dựng 10 căn còn lại. Ông Lương Hữu Tiến, phụ trách kinh doanh của công ty cho biết: “Sức mua của thị trường rất yếu. Trong khi đó, mặt bằng thu nhập phần lớn người dân Quảng Ngãi khó đáp ứng mức giá do công ty đưa ra. Thí dụ, nhà liên kế có diện tích khoảng 256m2, giá bán 1,2-1,3 tỷ đồng, biệt thự khoảng 300m2 (chỉ đầu tư phần thô) có giá bán 2,8-3 tỷ đồng. So với thu nhập của cán bộ, công chức đây là mức giá khó với tới”.
Trong khi nhiều căn hộ, biệt thự đã đầu tư chưa tiêu thụ hết, năm 2009 và 2010 lại có thêm hàng loạt dự án BĐS ra đời, như dự án của Năm Bảy Bảy, Tân Tạo (Sơn Tịnh), Đồng Tâm, Phát Đạt, HUD, An Phú Sinh… Đây là những tên tuổi lớn trên thị trường BĐS trong nước, chủ đầu tư của các dự án này hẳn sẽ hiểu rõ nhu cầu nhà ở cao cấp ở Quảng Ngãi?
Thế nhưng, từ khi đầu tư đến nay, sản phẩm của An Phú Sinh ế ẩm, Năm Bảy Bảy đóng băng… Điều đáng nói, theo các dự án, những công ty trên sẽ đầu tư xây dựng 20.000 lô nhà ở, trong khi nhu cầu thực tế chỉ khoảng 1.000-2.000 lô. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư tháo chạy hoặc chuyển đổi mục tiêu, khiến hàng loạt dự án đầu tư dở dang.
Ông Phan Gia Minh, Giám đốc CTCP BĐS Minh Hoàng, đơn vị phân phối độc quyền KDC Phan Đình Phùng, cho biết người dân Quảng Ngãi thích mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), rồi cầm cố ngân hàng để vay mượn xây nhà, không thích vào ở trong những ngôi nhà xây dựng sẵn.
Xong dự án, biệt thự bỏ hoang
Từng là nơi phục vụ ăn nghỉ cho gần 900 chuyên gia, kỹ sư xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng khi dự án này hoàn thành, đi vào sản xuất và bàn giao cho Việt Nam, gần 3 năm qua khu biệt thự Thiên Tân trở nên hoang vắng. Năm 2005, tỉnh Quảng Ngãi giao CTCP Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân khảo sát tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất tìm địa điểm phù hợp xây dựng khu nhà ở cho đội ngũ chuyên gia, kỹ sư làm việc ở đây.
Công ty đã chọn khu đất đắc địa rộng 22ha ở trên quả đồi cao, không gian mở về hướng biển giữa đô thị mới Vạn Tường. Đến tháng 7-2006, 72 biệt thự, cùng 160 phòng đơn lập và 2 khu dịch vụ gồm hồ bơi, sân tennis, siêu thị mini hoàn thành với tổng vốn 100 tỷ đồng (tương đương hơn 5 triệu USD). Đây cũng là lúc cao điểm có gần 900 chuyên gia, kỹ sư từ 29 quốc gia trên thế giới đến Quảng Ngãi xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Khu biệt thự Thiên Tân bỗng chốc đắt giá, trở thành mái nhà chung cho nguồn nhân lực Tổ hợp nhà thầu Technip.
Đến tháng 6-2010, kết thúc dự án, các chuyên gia, kỹ sư lần lượt về nước. Sau khi các chuyên gia, kỹ sư của Tổ hợp nhà thầu Technip rút đi, một số nhà thầu tham gia bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến từ Hàn Quốc, nhà đầu tư dự án thép Quảng Liên (Đài Loan), Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất đặt vấn đề thuê khu biệt thự nhưng sau đó đổi ý.
Ông Huỳnh Kim Lập, Giám đốc CTCP Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân, cho biết: “Từ giữa năm 2010 đến nay, trung bình mỗi tháng công ty chi phí khoảng 70 triệu đồng để trả lương cho công nhân chăm sóc cây, cảnh quan, bảo dưỡng khu biệt thự. Dự án mới hoàn vốn, chưa sinh lãi nay rơi vào tình trạng trống vắng kéo dài”.
Ông Lập hy vọng chờ suy thoái đi qua, nền kinh tế phục hồi, Nhà nước đầu tư vào khu đô thị mới Vạn Tường, khu biệt thự này lại có giá trị. “Nhà nước cần có cơ chế đặc thù kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dịch vụ công cộng nhằm tạo sức hút dân cư đến ở mới mong các dự án BĐS ở khu đô thị mới Vạn Tường, KKT Dung Quất sống được” - ông Lập nói.
*Tiêu đề được đặt lại cho phù hợp với quan điểm CafeLand.
-
Dang dở hàng loạt dự án ở vị trí đắc địa, gây lãng phí lớn
Hàng loạt dự án khu đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang nguội lạnh, kể cả những dự án ở vị trí đắc địa vì gần đường giao thông, gần đầm hồ lớn...
-
Nhiều ông chủ địa ốc “chết gí” ở vùng đất hứa Mê Linh
Những năm bất động sản “được mùa”, Mê Linh là vùng đất “sốt nóng” với nhiều chủ đầu tư đổ về mua đất xây dự án. Nhưng nay, hàng ngàn hecta đất vốn là “bờ xôi ruộng mật” tại đây lại đang bị bỏ hoang từ nhiều năm, gây bức xúc dư luận, lãng phí tài nguyên.
-
Hàng loạt dự án bất động sản nhà ở được đầu tư xây dựng cách đây cả chục năm nhưng đến nay vẫn là những bãi cỏ hoang, hoặc xây xong rồi bỏ hoang. Tình trạng trên dẫn đến lãng phí, bộ mặt đô thị bị biến dạng… Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trên không phải chuyện dễ.
-
Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án gây lãng phí nguồn lực, gây bức xúc dư luận
Trong số các dự án trì trệ gây lãng phí được Thủ tướng Chính phủ nêu ra có bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở hai, bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, dự án chống ngập úng khu vực TP.HCM.
-
Phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai sẽ là “trợ lực” lớn cho phát triển kinh tế
Đất đai hội tụ nhiều cái nhất: phức tạp nhất, nhiều khiếu nại, tố cáo nhất và tham nhũng lớn nhất, do đó, phát hiện vướng mắc và sửa đổi quy định về đầu tư, quản lý đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian sắp tới....
-
Trăn trở nhất là lãng phí tài sản công
Thảo luận báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chiều 24/7, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quản lý chặt chẽ tài sản công, nhất là đất công, tránh tình trạng một số bộ, cơ quan trung ương đã được đầu tư trụ sở mới nhưng...