Theo nhận định của giới quan sát, thị trường BĐS Hà Nội hiện vẫn trong tình trạng ế ẩm, giá cả sụt giảm và lượng giao dịch không nhiều. Thời gian qua, không ít dự án đã phải tạm dừng, đắp chiếu hoặc không thể khởi công. Khó khăn cần được giải quyết lúc này là giải phóng lượng hàng tồn kho đang còn khá lớn.
Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay TP. Hà Nội có trên 368 dự án BĐS, trong đó có 233 dự án đang triển khai. Số căn hộ chung cư tồn kho 5.789 căn; nhà thấp tầng (biệt thự, liền kề) tồn kho 3.483 căn; nhà thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ...
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt các dự án BĐS trên địa bàn Hà Nội mở bán với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi, giá giảm như Mỹ Đình Plaza, Phúc Thịnh Tower, Nam Đô Complex… Tuy nhiên, theo đánh giá của các sàn giao dịch, sức mua các căn hộ vẫn không được cải thiện.
Trước thực trạng khó khăn của thị trường BĐS, TP. Hà Nội đã có nhiều chính sách cũng như giải pháp để tháo gỡ giải phóng hàng tồn kho.
Theo đó, nhằm giảm bớt nguồn cung căn hộ ra thị trường, thành phố đã tuyên bố tạm dừng không xem xét các đề xuất đầu tư xây dựng kinh doanh phát triển nhà ở thương mại từ nay đến 31/12/2014 trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời sẽ rà soát quy hoạch, cho phép chuyển một số dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Đến thời điểm này đã có 3 dự án được chấp thuận chuyển đổi.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cũng khẳng định, thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi DN, nhà đầu tư đầu tư dự án và đang nhận đăng ký chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội.
Cùng với đó, kỳ vọng về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ được đưa ra với lãi suất ưu đãi 6% mỗi năm cho vay đầu tư, kinh doanh và thuê mua nhà hy vọng sẽ mang lại chiều hướng tích cực cho thị trường BĐS trong thời gian tới. Theo NHNN Hà Nội, Chi nhánh sẽ chỉ đạo các TCTD trên địa bàn dành lượng vốn thích hợp để cho vay chương trình nhà ở xã hội, nhà cho thu nhập thấp, đồng thời sẽ tập trung các giải pháp gỡ khó cho BĐS trên địa bàn.
Thực tế, để giải quyết hàng tồn kho trong thời điểm kinh tế khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng là điều không dễ. Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND Hà Nội cho rằng, chính quyền tích cực hỗ trợ là một mặt, còn mặt khác các DN cần phải chủ động tìm đầu ra, tăng cường hợp tác, không thể ngồi chờ chính sách hỗ trợ.
Theo ông Thảo, giải pháp hữu hiệu nhất mà thành phố đưa ra lúc này là Nhà nước mua lại các căn hộ thương mại để chuyển sang nhà tái định cư, thu nhập thấp. Tuy nhiên, các DN hiện vẫn chưa mặn mà với việc chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Các DN BĐS rất trông chờ vào các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên để giải quyết nội tại thì họ buộc phải tìm những giải pháp riêng để bán được hàng. Giải pháp hữu hiệu nhất mà các DN đang thực hiện đó là giảm giá bán. Chính vì vậy đây cũng là thời điểm tốt để khách hàng tìm được nhà giá rẻ nhất.
-
Bất động sản: Cứu hay “để rơi”?
Sau phát biểu gây sốc cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS) - “nên để thị trường BĐS rơi tự do”, hôm qua 31.3, Tiến sĩ Alan Phan đã gửi cho Lao Động bức thư ngỏ trả lời 15 câu hỏi chất vấn của 1.000 thành viên CLB BĐS Hà Nội. Bức thư lập tức thu hút sự quan tâm không chỉ của giới doanh nghiệp BĐS… đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. <br/br>
-
Còn “đất” để hạ lãi vay xuống 10%
Trong một báo cáo vừa công bố, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho rằng, tình hình hiện nay tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%năm.
-
Sao không ai kiến nghị hạ giá BĐS xuống?
Hôm qua (31/3), TS. Alan Phan đã công bố thư trả lời 15 câu “chất vấn” của 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản (BĐS) Hà Nội xung quanh vấn đề “có nên để BĐS rơi tự do”. Bằng giọng văn châm biếm, TS Alan Phan thể hiện bài viết của mình qua những phân tích thú vị về vấn đề cốt lõi của thị trường BĐS hiện nay cũng như hệ quả khi bong bóng nổ và những giải pháp tích cực cần phải làm. “Tôi không có “quyền lợi” hay “nghĩa vụ” gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo p