Chủ đầu tư tại sân bay Cam Ranh - ông Jonathan Hạnh Nguyễn (bên trái) và Tổng Giám đốc Công ty sân bay quốc tế Changi tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.
Sân bay Changi của Singapore liên tục trong 12 năm qua được xếp hạng tốp đầu trong các sân bay tốt nhất trên thế giới do Skytrax bình chọn và đã đạt được hơn 670 giải thưởng về liên tục đạt chất lượng dịch vụ sân bay hoàn hảo, trải nghiệm của hành khách và tiêu chuẩn an toàn.
Sân bay quốc tế này cũng ứng dụng công nghệ như check-in tự động, đăng ký nhập cảnh qua điện thoại di động, nhận diện khuôn mặt bằng sinh trắc học, sử dụng trí tuệ nhân tạo để vận chuyển hành lý…. nhằm giữ vững vị thế là một trong những sân bay hàng đầu thế giới trong vài thập kỷ qua.
Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh của ông Johnathan Hạnh Nguyễn ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty sân bay Quốc tế Changi
Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh cho biết những kinh nghiệm quản lý và vận hành của sân bay Changi sẽ được áp dụng tại sân bay Cam Ranh trong thời gian tới.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), cũng là chủ đầu tư tại sân bay Cam Ranh, nhận định việc hợp tác này không chỉ là một bước tiến lớn trong lĩnh vực hàng không và du lịch giữa Việt Nam và Singapore, còn mang lại nhiều lợi ích lớn cho cả hai quốc gia.
"Trong bối cảnh thị trường du lịch mở cửa trở lại sau COVID-19, sự hợp tác này là một tín hiệu tích cực cho sự phục hồi của ngành du lịch không chỉ ở Việt Nam, minh chứng cho tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực", ông Jonathan Hạnh Nguyễn nói.
Với sự hỗ trợ của các đối tác uy tín về tài chính như Công ty Legacy Infrastructure và Sân bay Changi, sân bay Cam Ranh được kỳ vọng sẽ có những thay đổi mạnh trong việc tổ chức quản lý, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Nâng công suất phục vụ từ 6,8 triệu lên 8-10 triệu hành khách/năm sẽ là mục tiêu đầu tiên trong hành trình phát triển dài hạn của sân bay Cam Ranh.
Trước đại dịch COVID-19, sân bay Cam Ranh đón khoảng 6,8 triệu lượt khách trong năm 2019, với hơn 30 hãng hàng không, kết nối tới hơn 80 điểm đến trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những cảng hàng không bận rộn của Việt Nam.
Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn là doanh nhân nổi tiếng được biết đến với biệt danh "vua hàng hiệu". Đại gia sinh năm 1951 hiệ đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tập đoàn Liên Thái Bình Dương – Imex Pan Pacific (viết tắt: IPPG), có trụ đặt tại quận 1, TPHCM.
Gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
Từ năm 23 tuổi, Johnathan Hạnh Nguyễn đã định cư tại Philippines, sau đó ông du học tại Mỹ và làm việc trong lĩnh vực hàng không.
Năm 1980, ông làm việc tại hãng hàng không Philippines Airline và đã nỗ lực để đàm phán thành công trong việc mở chuyến bay từ Việt Nam đến Philippines năm 1985. 5 năm sau, ông đã quyết định thành lập công ty Liên Thái Bình Dương - Imexpan Pacific (IPPG).
Sau khi có một chút thành tích với vô số các dự án lớn nhỏ có tổng só vốn hơn 280 triệu USD, ông đã bắt tay vào xây dựng tại quê hương của mình - Khánh Hòa. Dự án đầu tiên là xây dựng khách sạn Loge Nha Trang với quy mô 14 tầng, 3 sao, vốn đầu tư gần 13 triệu USD. Tiếp đến, ông đã hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải, Cục hàng không, Tổng công ty hàng không Việt Nam để thực hiện dự án Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Điều đó đã khiến Johnathan Hanh Nguyễn từng bước trở thành một huyền thoại trước sự thán phục của giới chuyên môn khi trong vòng 18 tháng đã chính thức đi vào hoạt động.
Tập đoàn của ông đã hợp tác với rất nhiều đối tác lớn từ cấp nhà nước cho đến doanh nghiệp quốc tế lớn như: DFS, SASCO, AUTOGRILL. Việc hợp tác này nhằm đầu tư hàng loạt chuỗi cửa hàng miễn thuế, lưu niệm, đồ ăn nhanh, dịch vụ phi hàng không trên khắp các sân bay Việt Nam, Philippines…
Ngoài việc làm chủ của doanh nghiệp nghìn tỷ, “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn còn đầu tư 40 triệu USD vào khu mua sắm cao cấp Rex Arcade nằm trong khách sạn Rex. Đây là kiến trúc khách sạn mang phong cách Pháp, biểu tượng của Sài Gòn được xây dựng từ năm 1927.
Tập đoàn IPPG đã rót vốn đầu tư 400 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza để biến nơi đây trở thành trung tâm thương mại “vương giả” bậc nhất Hà Nội. Nhờ đó, tập đoàn của ông đạt doanh thu lớn khi là nhà phân phối độc quyền nhiều sản phẩm hàng hiệu tại Việt Nam.
Tại các trung tâm thương mại này trưng bày hàng loạt sản phẩm của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như: Chanel, Burberry, Dior,… Những gian hàng này đều được phân phối bởi tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
-
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển” diễn ra ngày 15/3, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết IPP đang làm việc với Hàn Quốc, Nhật Bản để nghiên cứu đầu tư xây dựng 2 trung tâm chăm sóc sức khỏe tế bào gốc công nghệ mới tại Phú Quốc và Đà Nẵng.
-
Thông tin mới về dự án sân bay ở Kon Tum và Khánh Hòa
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi UBND 2 tỉnh: Khánh Hòa và Kon Tum về thủ tục bổ sung quy hoạch cảng hàng không trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc....
-
Khánh Hòa loại bỏ ‘đất ở không hình thành đơn vị ở’ tại dự án Khu du lịch cao cấp Phát Đạt Resort
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 130/QĐ-UBND về việc điều chỉnh loại bỏ nội dung ‘đất ở không hình thành đơn vị ở’ tại Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu du lịc...
-
Khánh Hòa vừa phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực Hòn Nghê hơn 388 ha
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 61/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu vực Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang.