08/05/2012 10:09 PM
Trong kế hoạch kinh doanh của mình, nhiều chủ đầu tư bất động sản đang tính chuyển cơ cấu lại danh mục đầu tư, bán bớt các dự án mà trước đây phải tốn rất nhiều công sức mới có được

Trong thời gian dài gặp phải cơn “bão” bất động sản, năm 2011 thị trường đi xuống, thanh khoản kém, tiếp cận vốn gặp khó khăn,…các “ông lớn” phải co cụm, các “ông nhỏ” khó sống sót.

Trước thực trạng đó, mới đây Tổng cục Thống kê ngày 28/4/2012 đã công bố kết quả điều tra thực trạng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, trong tổng số hơn 10000 doanh nghiệp được điều tra có 8,4% phá sản và giải thể, trong đó đã hoàn thành thủ tục là 4,1%. Phân lớn các doanh nghiệp phá sản là do kinh doanh thu lỗ, và không tiêu thụ được sản phẩm.

Cũng theo phản ánh của doanh nghiệp có 6 yếu tố chính đã cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua gồm lãi suất quá cao chiếm 27,5%, lạm phát cao và biến động bất thường chiếm 19,2%, tiếp cận vốn khó khăn chiếm 17,5%, chi phí vận tải cao chiếm 9,6%,…

Lĩnh vực bất động sản cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, nhiều doanh nghiệp cung đang phải cắt giảm chi tiêu, cắt giảm quy mô hoạt động, hoặc các công ty nhỏ thì đành phải “chia tay” thị trường.

Sang năm 2012 nhận định tình hình còn khó khăn, và chưa có tín hiệu khởi sắc.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra chính sách giảm lãi suất tiền gửi xuống 12%. Như vậy, hi vọng dòng vốn được cải thiện. Tuy nhiên, các công ty kinh doanh bất động sản hiện nay không hi vọng vào vốn vay ngân hàng. Bởi vì trong thời điểm hiện nay, số sản phẩm của các công ty bất động sản đang bị thừa, chứ không phải là do vấn đề thiếu vốn. Chẳng hạn nếu có vốn để đầu tư thì các doanh nghiệp kinh doanh cũng không dám vay vốn để tiếp tục đầu tư dự án. Bởi hai lý do, một là lượng hàng vẫn còn tồn đọng nhiều trên thị trường chưa tiêu thụ hết, hai là đầu ra kém có sản xuất ra hàng hóa cũng không bán được.

Ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT của Nhà Từ Liêm đánh giá, nhu cầu mua bất động sản hiện nay vẫn rất cao nhưng do tâm lý khách hàng vẫn chờ cho bất động sản xuống nữa, do đó thị trường đang mất thanh khoản. Từ đó, có thể thẩy rằng thị trường vẫn còn khó khăn và chưa thấy tín hiệu gì tốt cả.

Năm 2012, Nhà Từ Liêm xây dựng kế hoạch 1120 tỷ đồng doanh thu, trong đó, có 450 tỷ là từ hoạt động xây lắp thì chắc chắn có thể làm được, còn 650 tỷ từ kinh doanh bất động sản, ngoài yếu tố nỗ lực chủ quan thì có đến 90% là phụ thuộc vào thị trường, thị trường có khởi sắc, khách hàng xuống tiền mua thì mới hoàn thành được kế hoạch.

Không chỉ dừng lại ở kế hoạch kinh doanh bất bênh, yếu tố hoàn thành kế hoạch đề ra lại phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố khách quan là thị trường. Nhiều chủ dự án xác định trong một vài năm tới với chiến lược “nằm im”, cắt giảm quy mô hoạt động, thậm chí còn tính đến phương án phải bán bớt dự án.

Theo đánh giá của ông Lê Hà Giang, chủ tịch HĐQT của Công ty Long Giang Land tại Đại hội cổ đông của Công ty này vừa mới được tổ chức gần đây, thị trường bất động sản trong 2 năm tới sẽ không có biến chuyển lớn, thị trường sẽ đi ngang. Các doanh nghiệp sẽ tập trung cho việc tái cấu trúc công ty là chủ yếu.

Với Long Giang Land, Công ty sẽ tập trung cho 3 dự án trọng điểm tại những vị trí đặc địa, trong đó có 2 ở HN và 01 ở Tp.HCM từ nay đến 2015. Mặc dù hiện Long Giang Land đã sở hữu và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hàng chục dự án tại các thành phố lớn, nhưng thời gian tới Long Giang Land sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư, và sẽ bán bớt những dự án không hiệu quả.

Cũng tương tự như nhiều doanh nghiệp khác, năm 2012 Long Gian Land sẽ vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, hiện Công ty này đang có khoản nợ hơn 40 tỷ đồng tại Ngân hàng VIBank chi nhánh Đông Anh đã chuyển sang nhóm 2, và một số khoản nợ khác. Việc xử lý nợ nần là nhiệm vụ quan trọng, chứ không tính đến chuyện phát triển kinh doanh, vì thế năm 2012 Long Giang Land chỉ đặt chỉ tiêu 6 tỷ đồng lợi nhuận và duy trì công ty ở mức ổn định.

Ở một phân khúc khác cung đang gặp rất nhiều khó khăn đó là mảng bất động sản nghỉ dưỡng. Trong những năm tới, đại diện Công ty Ninh Vân Bay cho rằng có thể cũng sẽ phải bán dự án nếu công ty gặp khó về việc huy động vốn.

Hiện tại Ninh Vân Bay đang rất căng thẳng về vấn đề nợ xấu ngân hàng. Tại dự án Six Senses Saigon River do Công ty này đầu tư đang nợ Techcombank 130 tỷ đồng, và hiện đang xuất hiện nợ xấu.

Tại Đại hội cổ đông vừa qua, lãnh đạo Ninh Vân Bay đã “cầu cứu” cổ đông, tổ chức, cá nhân bơm vốn cho Công ty để trả nợ. Theo đó, Ninh Vân Bay cần huy động ngay 200 tỷ đồng, để trả nợ cho Techcombank 130 tỷ đồng cho dự án Six Senses Saigon River.

Trong kế hoạch kinh doanh của Ninh Vân Bay, lãnh đạo Công ty này cũng đang tính đến phương án bán dự án, nếu kế hoạch huy động vốn không thành công.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản, năm 2012 hoạt động M&A bất động sản sẽ sôi động, việc mua bán nợ cũng sẽ “nóng” lên trong thời gian tới. Kết quả thời gian gần đây nhiều thương vụ M&A thành công như tại khách sạn Deawoo 100 triệu USD, dự án sân golf Củ Chi 24 triệu USD, CTCP Sao Sáng Sài Gòn mua lại dự án Peninsula tại quận 2 giá 11 triệu USD từ JSM Indochina, Đất Xanh Group mua lại Majestic (Đồng Nai), Gold Hill (Đồng Nai), Bella (Tp.HCM), Marina (Bình Dương); Thiên Minh Group mua lại chuỗi khách sạch, khu nghỉ dưỡng Victoria,…

Theo Cafef/TTVN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.