Theo số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư, tính đến 20/6, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 20/6 đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Bất động sản tiếp tục mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó có 1.293 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 6,49 tỷ USD, tăng 71,9% về số dự án và tăng 31,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời có 632 dự án đã cấp phép từ các năm trước, đăng ký điều chỉnh vốn với số vốn đầu tư tăng thêm 2,93 tỷ USD, giảm 57,1%.
Bên cạnh đó còn 1.594 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,01 tỷ USD, tăng 76,8%. Trong đó có 626 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,32 tỷ USD và 968 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,69 tỷ USD.
Công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại với hơn 8,46 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 4,2% so với cùng kỳ.
Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,53 tỷ USD, chiếm hơn 11,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các ngành kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 1,53 tỷ USD (giảm 51,5%) và hơn 630,6 triệu USD (tăng 54,4%).
Phân theo địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,27 tỷ USD, chiếm gần 16,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.
TP.HCM vượt qua Bắc Giang và xếp thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,39 tỷ USD, chiếm gần 10,4% tổng vốn đầu tư cả nước, giảm 37,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng,…
Giải ngân vốn FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 10,02 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 180 tỷ USD
Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 180,59 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại của khối doanh nghiệp này đạt mức thặng dư 17,23 tỷ USD.
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...
-
Hơn 6,3 tỷ USD vốn ngoại vào bất động sản
Trong năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,31 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 18,8% so với năm 2023.
-
“Thủ phủ” công nghiệp phía Bắc phấn đấu thu hút 100 dự án FDI trong năm 2025
Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.