Đồng Nai cảnh báo tình trạng phân lô bán nền
Những lo ngại khi xuất hiện những cơn sóng ngầm về BĐS tại một số quận huyện của tỉnh Đồng Nai, trong đó khu vực Long Thành (sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đang trở thành một hiện tượng khiến nhiều chuyên gia cũng như các cơ quan chức năng không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai lo ngại, mà một số Bộ ngành Trung ương cũng phải ra lời cảnh báo vì tình trạng nhà đầu tư âm thầm gom đất để chờ thời cơ thổi giá và tạo sóng.
Vòng xoáy thiếu kiểm soát
Điển hình, việc kéo sân bay Long Thành về TP.HCM là một câu chuyện chưa từng xảy ra, chưa có bất cứ một bàn luận, cuộc họp nào liên quan đến đến việc sát nhập giữa các huyện của Đồng Nai và TP.HCM. Thế nhưng, dư luận lại đồn thổi theo kiểu “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”, là một minh chứng cho sự nguy hiểm của việc thiếu thông tin, kém hiểu biết của người dân và nhà đầu tư, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Nhơn Trạch và Long Thành là hai địa phương có tiềm năng và là động lực để Đồng Nai phát triển bứt phá cũng như tạo nên sự khác biệt trong định hướng tương lai. Do đó, nhiều chủ đầu tư tận dụng cơ hội này để biến những lợi thế của địa phương thành lợi thế của mình là lẽ thường tình và dễ hiểu. Tuy nhiên, khách hàng (nhà đầu tư thứ cấp) và người dân lại chủ quan, lao theo vòng xoáy một cách thiếu kiểm soát là hết sức nguy hiểm.
“Hạn chế thông tin, dư thừa lòng tham”
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp về hiện tượng trên, ông Nguyễn Hữu Vinh, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS chia sẻ: Trong thực tế, nhu cầu về nhà ở và đất (đất nền) tại Đồng Nai không phải là quá cao so với các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội… Vì vậy, nếu người dân cứ “tham lam” và lao theo vòng xoáy BĐS ở thời điểm này là rất nhạy cảm.
“Chưa kể, hiện nay xuất hiện một số nhà đầu tư tay ngang, “cò” đất… tung tin về các khu đất chưa đầy đủ tính pháp lý nhưng đã tự vẽ quy hoạch, phân lô bán nền khiến nhiều địa phương phải dựng biển cảnh báo về các chiêu trò này cho người dân được biết là rất đáng lo ngại” - ông Vinh nhìn nhận.
Cũng theo ông Vinh, những thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng về tính pháp lý của các khu đất được đem ra để phân lô, bán nền không chỉ khiến cho người dân “tiền mất, tật mang” mà còn khiến cho các cơ quan chức năng phải đau đầu để tìm ra các giải pháp, nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng đầu cơ, lũng đoạn như thời gian vừa qua.
"Điển hình phải kể đến câu chuyện của Alibaba đã bị các cơ quan chức năng “xóa sổ” hồi năm 2019. Đây chính là bài học xương máu không chỉ dành cho những người “hạn chế thông tin mà lại dư thừa lòng tham”, mà còn là bài học đắt giá cho sự yếu kém của các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý" – ông Vinh nhấn mạnh.
Như vậy, nhìn vào diễn biến và thực tế sau dịch Covid-19, có thể nói “thị trường BĐS dường như đã có phần chững lại nếu không muốn nói là “đóng băng” thì ở một số quận huyện của Đồng Nai lại hoàn toàn trái ngược. Sự sôi động về các giao dịch mua bán nhà đất tại khu vực Long Thành, Nhơn Trạch… có thể coi là một hiện tượng bất thường, rất cần được cảnh báo.
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai cưỡng chế thu hồi đất của 36 hộ dân để làm dự án đường ven sông gần 2.000 tỉ đồng
36 hộ dân thuộc dự án đường và kè ven sông Đồng Nai dù đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện đầy đủ thủ tục về hỗ trợ, đền bù, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhưng không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nên chính quyền tiến hành cưỡng ch...