Ông Dongwon Kwak hiện là Phó chủ tịch kiêm Giám đốc khu vực phía Bắc của BW Industrial, đã có những chia sẻ cụ thể trong khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư Logistics châu Á 2021.
Trong phiên thảo luận kéo dài một giờ do Yardi tài trợ, ông Kwak đã đề cập đến các xu hướng thúc đẩy nhu cầu về không gian công nghiệp và đưa ra dự đoán về thị trường sau đại dịch.
BW Industrical là liên doanh được thành lập giữa gã khổng lồ Warburg Pincus và công ty cơ sở hạ tầng Becamex của Việt Nam. Ông Dongwon Kwak đã chỉ ra những lý do tại sao logistics đang là một trong những lĩnh vực nổi bật của khu vực.
“Bất chấp đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự phát triển ấn tượng”, ông chia sẻ. Ngoài ra, ông cũng cho biết nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 đã tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất lớn như Samsung và Foxconn đã xây dựng các nhà máy và tăng cường hoạt động tại Việt Nam
Ba yếu tố thúc đẩy nhu cầu
Ông Kwak đã chỉ ra ba yếu tố thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực logistics mới chớm nở của Việt Nam: Giai đoạn phát triển công nghiệp của đất nước, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sự bùng nổ thương mại điện tử.
“Theo quan điểm của tôi, Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất và logistics. Nơi đây là một thị trường rộng lớn, sẵn sàng cho sự chuyển đổi mà chúng tôi đã chứng kiến ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc và gần đây nhất là ở Trung Quốc”, ông Dongwon Kwak chia sẻ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng di dời các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang những quốc gia khác để đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ, và Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ xu hướng này.
“Chỉ mất khoảng 10 tháng từ khi xác định được vị trí phù hợp để bàn giao cơ sở mới cho Shopee”, ông nói thêm.
Ông Kwak cũng chia sẻ thêm rằng BW Industrial đang có 26 dự án tại 7 tỉnh thành ở Việt Nam, đồng thời các đối tác đã tạo điều kiện thuận lợi để liên doanh có thể phát triển.
Ngoài các cổ đông lớn là Warburg Pincus và Becamex, BW Industrial đã liên kết với tập đoàn logistics ESR có trụ sở tại Hong Kong để thực hiện một thỏa thuận phát triển và sở hữu một khu công nghiệp gần Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn về tương lai phía trước, ông Dongwon Kwak tỏ ra tương đối lạc quan với tiềm năng phát triển của Việt Nam thời hậu Covid-19 khi chính phủ đang nỗ lực từng bước để mở cửa lại nền kinh tế.
“Chính phủ Việt Nam gần đây đã khởi động một chương trình tiêm chủng tích cực với mục tiêu hoàn thành việc tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối năm nay hoặc chậm nhất là vào đầu năm sau. Ngoài ra, chính phủ cũng lên kế hoạch giảm thời gian cách ly xuống còn 7 ngày thay vì 21 ngày như hiện tại đối với những người đã được tiêm”, ông Dongwon Kwak nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Logistics Châu Á 2021 sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 6/7 với cuộc thảo luận về các chiến lược phát triển logistics cốt lõi ở Châu Á Thái Bình Dương, với sự góp mặt của Giám đốc điều hành BW Industrial, ông Lance Li; Giám đốc điều hành thị trường vốn của JLL tại Châu Á Thái Bình Dương, ông Stuart Crow; Chủ tịch SC Capital, ông Suchad Chiaranussati và ông Rushabh Desai, Giám đốc điều hành Allianz Real Estate Asia Pacific.
-
Chuyên gia hiến kế giải quyết vấn đề nhà ở tại Châu Á sau đại dịch COVID-19
CafeLand - Các chính phủ Châu Á cần triển khai nhiều giải pháp sáng tạo về quy định sử dụng đất và quy hoạch đô thị, mở rộng nhà ở giá rẻ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển dữ liệu để giải quyết các vấn đề về nhà ở cho người dân.
-
Hai dự án nhà ở hơn 1.700 tỉ ở Phú Thọ kêu gọi đầu tư
CafeLand - UBND tỉnh Phú Thọ vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án khu nhà ở có tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng.
-
Khu dân cư thương mại hơn 2.200 tỉ ở Thanh Hoá chỉ định nhà đầu tư
CafeLand - UBND tỉnh Thanh Hoá vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sử dụng đất Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú, TP. Thanh Hoá.
-
Bức tranh Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 với nhiều khởi sắc khi xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,31 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ,... theo số liệu...
-
Chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá dịp cuối năm
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh...
-
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD, theo số liệu ...