Bài viết dưới đây đưa ra những thuận lợi và thách thức đối với ngành bất động sản tại khu vực khi mà AEC được thành lập.
Hãy bắt đầu với những thách thức mà khu vực này khi AEC được thành lập:
Một số thị trường vẫn cần minh bạch hơn
Theo Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu CBRE thì trong AEC phương thức hoạt động của thị trường bất động sản có sự khác biệt giữa các thành viên trong cộng đồng ASEAN. Trong khi tại Singapore và Malaysia là 2 thị trường tương đối minh bạch và thuận lợi cho kinh doanh thì ở các nước khác như Myanmar, Lào và Campuchia khó có thể bắt kịp các nước còn lại trong khu vực này trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Thiếu lao động lành nghề
Sự thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề cao là một thách thức cho các doanh nghiệp nếu muốn mở rộng hoạt động trong khu vực. Kỹ năng nghề nghiệp và năng suất của lao động ở các nước thành viên trong khu vực này có sự chênh lệch lớn. Điều này hạn chế những tác động tích cực từ dòng dịch chuyển tự do của lao động có tay nghề cao. Các ngành dịch vụ sẽ phải mất một khoảng thời gian để có thể thích ứng tốt với cách thức giao dịch và sự phát triển của lao động có tay nghề cao trong khu vực. Điều này sẽ làm chậm lại sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong khu vực.
Các vấn đề chính sách ủng hộ đầu tư
Ngoài ra còn thiếu những chính sách khuyến khích đầu tư vào bất động sản, những hạn chế về quyền sở hữu đất, thời hạn cho thuê ngắn của nhiều quốc gia thành viên trong AEC cũng sẽ là trở ngại để các nhà đầu tư bất động sản hoạt động trong khu vực này.
Chính sách hạn chế quyền sở hữu
Theo CBRE, để tạo ra một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, thuận lợi cho đầu tư thì chính phủ các nước trong khu vực này cần xem xét lại các chính sách về quyền sở hữu đất và cho thuê đất, điều này sẽ cải thiện thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản. Điều này khó có thể thực hiện được trong khu vực rộng lớn bao gồm hàng trăm triệu công dân.
Dù vậy, Desmond Sim, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thị trường Singapore và Đông Nam Á của CBRE cho rằng, AEC đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành bất động sản của khu vực này bởi:
Dân số của khu vực ASEAN sẽ là một viễn cảnh hấp dẫn các nhà đầu tư
Khu vực này hiện đang là nhà của 625 triệu người và dự kiến sẽ tăng lên 690 triệu vào năm 2024. Về kinh tế, thị trường ASEAN là thị trường lớn thứ 7 trên toàn cầu với GDP của các nước trong khu vực này là 2.519 nghìn tỷ USD.
Hỗ trợ phát triển hạ tầng
Trong quá trình thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn đa quốc gia sẽ làm tăng nhu cầu về nhà xưởng và văn phòng ở hầu hết các thị trường trong khu vực. Đặc biệt, các thị trường Logistics dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển. Việc ACE cũng làm phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút nhiều khách du lịch.
Gia tăng đầu tư trong và ngoài nước
Mặc dù chính sách sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài thường bị hạn chế nhưng ASEAN cũng thu hút được dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2014 đã có với tổng cộng 28.190 tỷ USD đầu tư bất động sản trong khu vực. Sự gia tăng của đầu tư xuyên biên giới đã mang lại một sự thay đổi lớn trong việc phân bổ nguồn vốn toàn cầu cho khu vực ASEAN.
Đa dạng dẫn đến sự năng động
Sự đa dạng trong phát triển của thị trường bất động sản trong ASEAN cung cấp cho các nhà đầu tư sân chơi rộng lớn hơn cho các chiến lược đầu tư của mình. Đầu tư vào thị trường bất động sản ASEAN dự kiến sẽ tăng mạnh khi nhu cầu tìm kiếm thị trường mới của các nhà tư thế giới đang gia tăng.
Giúp thu hút nhiều khách du lịch
Du lịch sẽ là một yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng của các thị trường mới nổi trong khu vực. CBRE chắc chắn rằng AEC sẽ giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường sống, thu hút khách du lịch nhiều hơn và là cơ hội tìm năng cho các nhà đầu tư.