Giảm giá vẫn ế
Hai ngày đầu tháng 6, chị Nguyễn Thị Hoa Mỹ, nhân viên phòng kinh doanh một công ty truyền thông và quảng cáo liên tục nhận được tin nhắn mời đến bốc thăm “15 suất nhà vườn duy nhất” của Dự án biệt thự nhà vườn Thăng Long Đại Mỗ tại Sàn giao dịch BĐS Thăng Long Invest Group. Chị Mỹ cho biết, rất đông bạn bè, người thân ở các cơ quan khác cũng nhận được những tin nhắn quảng cáo mời mua BĐS khuyến mãi, giá rẻ của các dự án đô thị, chung cư không chỉ ở Hà Nội mà cả Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
![]() Khách xem mô hình dự án bất động sản VinaLiving (Đà Nẵng). Ảnh: Văn Sơn-TTXVN Giữa
tháng 4, các khách hàng của Công ty BĐS Savill Việt Nam đồng loạt nhận
được tin nhắn về việc Dự án Rừng Cọ - Ecopark (phía Đông Hà Nội) giảm
giá chung cư 12% trong 3 ngày, từ 23 – 25/4. Mặc dù giảm giá như vậy
nhưng trong 3 ngày khuyến mãi, dự án này vẫn không thu hút được khách
hàng. Cuối tháng 5, chủ đầu tư tuyên bố khuyến mại giảm giá 10% vô thời
hạn. Anh Nguyễn Vinh Hiển, nhà đầu tư trú tại Quán Thánh, quận Ba Đình vừa cùng một số nhà đầu tư Hà Nội vào khảo sát thị trường BĐS Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do liên tục giảm giá từ năm 2009 đến nay nên giá căn hộ chung cư cao cấp khu vực trung tâm thành phố cũng chỉ trên dưới 20 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, dù giá giảm như vậy nhưng sức cầu cũng không có. Các chủ đầu tư trên địa bàn vẫn tiếp tục giảm giá, đàm phán cùng ngân hàng hỗ trợ lãi vay từ 50 – 100% cho người mua như chung cư cao cấp Cheery Apartment, dự án Happy Plaza, dự án căn hộ 4S2 (phường Linh Đông, quận Thủ Đức), dự án TDH - Phước Bình (quận 9)... nhưng vẫn không thu hút được sức cầu. Tại Đà Nẵng, một thị trường được coi là mới nổi, dường như làn sóng NĐT Hà Nội đổ xô vào đây đầu tư BĐS đã thoái trào. Đơn cử như dự án chung cư cao cấp Summith, hai mặt biển, diện tích căn hộ từ 49 – 94 m2/căn, giá từ 18 – 25 triệu đồng/m2, bàn giao nhà vào cuối năm 2012, ngân hàng hỗ trợ 100% lãi vay trong 1 năm kể từ ngày ký hợp đồng mua. Nhưng dự án mở bán từ tháng ba đến nay mới bán được 130 căn trong chương trình khuyến mãi, hết ưu đãi, giao dịch lập tức cũng “đóng băng”. Làn sóng mua đất tại Đà Nẵng đã khiến đất ở các khu dân cư phía tây bắc, đông nam thành phố tăng giá từ 20 – 30%. Với diễn biến tăng giá quá nhanh của khu vực Đà Nẵng, các NĐT Hà Nội cho rằng, nếu tiếp tục tăng nữa, giá BĐS Đà Nẵng sẽ tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy, làn sóng NĐT Hà Nội mới nguội. Chỉ là bước lùi tạm thời? Không thể phủ nhận việc thêm chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (Chỉ thị 01 về giảm tỉ trọng tín dụng phi sản xuất xuống dưới 16%), thị trường bất động sản (TTBĐS) đã giảm giá. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ bản chất của việc giảm giá BĐS hiện nay để thấy xu hướng này là dài hạn hay chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đồng tình với quan điểm cho rằng, hiện tượng giảm giá của TTBĐS Việt Nam nói chung và BĐS Hà Nội nói riêng chỉ là bước lùi tạm thời. Cơ sở cho nhận định này xét từ giác độ nhu cầu nhà ở của người dân tại các đô thị trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn rất lớn, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân ở các tỉnh đối với các trung tâm đô thị cũng nhiều không kém. Đối với riêng Hà Nội, nhu cầu có nhà ở Thủ đô không chỉ có ở các tỉnh xung quanh như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… mà phải tính từ tỉnh Quảng Bình trở ra. Từ cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, xã đều mong muốn sở hữu một ngôi nhà ở Hà Nội để một là cho con cháu ra học đại học và hai là bản thân các đối tượng này cũng có khả năng chuyển công tác ra Hà Nội. Từ nhu cầu thực tế, khi có điều kiện về tài chính là các đối tượng ở các tỉnh đổ về Hà Nội mua nhà. Theo ông Nga, vì sức cầu về nhà ở tại Hà Nội từ các địa phương luôn có và rất lớn nên các nhà phát triển thị trường (chủ đầu tư đô thị), NĐT (người có tiền), đầu cơ (liên tục mua – bán kiếm lời) BĐS ở Hà Nội không ngại ngần đổ tiền đầu tư vào BĐS. Quan điểm đổ tiền vào BĐS của các đối tượng này xuất phát từ quan niệm và sự tính toán: “người đẻ, đất không đẻ” và khi kinh tế hồi phục, BĐS Hà Nội sẽ hồi phục. Về việc tại sao BĐS TP Hồ Chí Minh năm 2009 – 2010 đã giảm giá khoảng 30% nay lại tiếp tục giảm giá đến lần thứ 2 (khoảng 20%), trong khi BĐS Hà Nội mới chỉ giảm giá 5 - 10%, ông Nga cho rằng, do BĐS TP Hồ Chí Minh được đầu tư chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Một yếu tố khác biệt là các chủ đầu tư BĐS phía Nam chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, khi ngân hàng siết tín dụng, lãi suất tăng cao (hiện lên tới 25 - 27%), không chịu đựng nổi lãi vay nên cả hai đối tượng này đều phải hạ giá để thu vốn, trả bớt tiền vay. Trong khi đó, tại thị trường BĐS Hà Nội, do thị trường BĐS tăng trưởng mạnh liên tục trong 3 năm lại đây, rất nhiều chủ đầu tư lãi lớn, có tích lũy nên vẫn chịu được “nhiệt”. "Tuy nhiên, nói như vậy không phải các doanh nghiệp BĐS tại Hà Nội không khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Trước chính sách siết chặt tiền tệ, sức cầu sụt giảm, sản phẩm không bán được trong khi vẫn phải trả lãi vốn vay nên các chủ đầu tư tại Hà Nội bắt đầu buộc phải sử dụng hình thức khuyến mãi, giảm giá để có vốn triển khai dự án, trả gốc và lãi ngân hàng. Nhưng như trên đã nói, do sức cầu về nhà ở luôn vượt quá lượng cung nên khi kinh tế vĩ mô có tín hiệu ổn định, lãi suất giảm, chỉ số lạm phát giảm là các NĐT, đầu cơ lại quay trở lại thị trường BĐS", ông Nga nói. |
>>Ý KIẾN: |







