Hình minh họa
Đồng Nai: Công trình xây dựng không phép “mọc” như nấm sau mưa
Hàng trăm căn nhà cao tầng, công trình nhà ở cấp 4 đã “mọc” lên nhưng không có giấy phép xây dựng. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để…
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, xây nhà trái phép tại xã An Phước diễn ra rất phức tạp từ nhiều năm nay. Các đầu nậu chủ yếu từ các tỉnh, thành phố khác, sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua lại đất bằng giấy viết tay. Sau đó phân lô, bán nền hoặc xây dựng công trình nhà ở kiên cố rồi bán lại cho người khác nhằm mục đích trục lợi bất hợp pháp...xem thêm
Doanh nghiệp địa ốc tắc tứ phía - tắc đủ bề
Tại Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch triển khai năm 2020 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, thời điểm cuối năm 2019, Thành phố còn 124 dự án bất động sản chưa thu được thuế hoặc chậm thu thuế, chủ yếu do phải chờ kết luận của cơ quan thanh tra.
Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới các dự án bất động sản không được cấp phép, dù doanh nghiệp đã chuẩn bị cho việc phát triển dự án, chỉ đợi giấp phép. Đơn cử, năm 2018, Tập đoàn Hà Đô nộp hồ sơ phát triển dự án chung cư lên tới hơn 1.000 căn tại quận 8. Dự án đã được doanh nghiệp làm nhà mẫu, chuẩn bị vật liệu cũng như nhà thầu xây dựng, nhưng tới nay vẫn chưa được cấp phép. Cũng chính vì vậy, từ năm 2017 tới nay, doanh nghiệp này không có dự án mới mở bán...xem thêm
Cơn "sốt" đất tại 5 huyện ngoại thành sắp lên quận ở Hà Nội vẫn chưa dịu bớt
Các chuyên gia BĐS nhận định, đầu tư dài hạn vào 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận sẽ an toàn hơn đầu tư "lướt sóng".
Chia sẻ về xu hướng sống này, ông Đỗ Thành Anh, một chuyên viên tư vấn BĐS cho biết: “Các huyện ngoại thành Hà Nội như: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh hay Thanh Trì đều không quá xa so với khu vực trung tâm thành phố. Vì vậy, các huyện này được nhiều người lựa chọn hơn, so với các huyện xa hơn như: Phúc Thọ, Sơn Tây, Thường Tín, Sóc Sơn, Ba Vì...xem thêm
Năm 2020: Trái phiếu không còn là "rốn" hút tiền cho doanh nghiệp địa ốc?
Theo dữ liệu của công ty Fiinpro, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong năm 2019 đạt hơn 74 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 292% so với năm ngoái, chiếm tổng 34,1% tổng lượng trái phiếu phát hành của toàn thị trường.
Sự gia tăng lượng trái phiếu được phát hành do nhiều nguyên nhân, trong đó, phần lớn là ngân hàng thắt chặt dòng vốn kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, các nguồn vốn khác như FDI, huy động vốn từ nhà đầu tư thứ cấp, mua bán sáp nhập… vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều...xem thêm