Hình minh họa
Hà Nội sẽ khởi công loạt dự án giao thông trị giá hơn 145.000 tỷ đồng trong năm 2025
Theo kế hoạch mới nhất từ UBND TP.Hà Nội, dự án cầu Tứ Liên sẽ được khởi công vào ngày 19/5 tới. Đây là cây cầu lớn kết nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, có tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2025–2027. Ngay sau đó, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi cũng lần lượt được động thổ vào dịp 19/8 và 2/9.
Cầu Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu Ngọc Hồi với tổng mức đầu tư khoảng 11.800 tỷ đồng sẽ kết nối vành đai 3,5 của Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông khu Nam và mở rộng không gian phát triển đô thị về phía Đông.
Không chỉ phát triển giao thông đường bộ, Hà Nội đang bước vào giai đoạn bứt phá với giao thông đường sắt đô thị. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2025, thành phố đặt mục tiêu khởi công tuyến metro số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) và tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc).
Tuyến metro số 2 dài 11,5km, trong đó có 8,9km đi ngầm, đi qua các trục đường huyết mạch và khu phố cổ, với tổng vốn đầu tư gần 35.600 tỷ đồng. Tuyến số 5 dài hơn 38km, có tổng vốn đầu tư khoảng 61.900 tỷ đồng, nối khu vực nội đô với đô thị vệ tinh Hòa Lạc, hướng tới giảm tải tuyến Đại lộ Thăng Long.
Bên cạnh đó, tuyến metro số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện đoạn đi ngầm sau khi đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5km đã được đưa vào khai thác từ tháng 8/2024. Tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoạt động ổn định từ cuối 2021.
Cao tốc 17.000 tỷ nối khu du lịch Hồ Tràm với sân bay Long Thành ấn định ngày khởi công
Tại buổi làm việc chiều 3/5 với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu ở Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ quan trọng: khởi công tuyến cao tốc kết nối khu du lịch Hồ Tràm với sân bay quốc tế Long Thành vào dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.
Thủ tướng khẳng định việc triển khai nhanh chóng tuyến cao tốc này sẽ tạo bước đột phá lớn về hạ tầng, giúp khai thác tối đa tiềm năng du lịch, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn cho cả vùng Đông Nam Bộ.
Được biết, tuyến cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành có chiều dài 41km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng, điểm đầu kết nối với Vành đai 4 TP.HCM tại huyện Châu Đức và điểm cuối nối với đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận tại huyện Xuyên Mộc.
Quy mô thiết kế là 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc 100km/h và sẽ nâng cấp lên 6 làn xe trong tương lai. Chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 4.500 tỷ đồng.
Tỉnh sát vách Hà Nội sắp tung 505 lô đất đấu giá, khởi điểm chỉ từ 2,2 triệu đồng/m2
Trong tháng 5, tỉnh Hà Nam sẽ sôi động trở lại khi địa phương này lên kế hoạch tổ chức đấu giá 505 lô đất tại ba huyện Bình Lục, Thanh Liêm và Lý Nhân với giá khởi điểm các lô đất dao động từ 2,2 đến 7,1 triệu đồng/m2.
Cụ thể, phiên đấu giá gần nhất diễn ra vào ngày 8/5, với 83 lô đất thuộc khu đấu giá tại xã Chính Lý, huyện Lý Nhân. Các lô đất có diện tích từ 126–194m2, giá khởi điểm 2,2–3,8 triệu đồng/m2. Để tham gia, khách hàng cần đặt trước từ 57–131 triệu đồng tùy lô.
Tiếp đó, vào ngày 12/5, 68 lô đất tại xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân sẽ được đưa ra đấu giá, với diện tích từ 105–200m2/lô. Giá khởi điểm từ 3,3–4,2 triệu đồng/m2, mức tiền đặt trước dao động 70–157 triệu đồng.
Đáng chú ý, phiên đấu giá lớn nhất sẽ diễn ra vào ngày 13/5, với 142 lô đất thuộc khu đấu giá tại xã Thanh Phong và xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm. Các lô có diện tích 85–100m2, giá khởi điểm 4–5,5 triệu đồng/m2, tiền đặt trước từ 72–106 triệu đồng.
Ngay sau đó, vào ngày 15/5, 95 lô đất tại khu đô thị mới thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục sẽ được mang ra đấu giá. Đây là những lô có vị trí trung tâm, diện tích 105–219m2, với giá khởi điểm cao nhất trong đợt này, từ 5,8–7,1 triệu đồng/m2.
Hà Nội đang tăng tốc thực hiện hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm
Theo chỉ đạo mới nhất của UBND TP. Hà Nội, các sở, ban, ngành và chủ đầu tư cần siết lại 5 công tác trọng yếu trong quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc gỡ vướng cho giải phóng mặt bằng, kiểm soát chi phí đầu tư, nhất là trong bối cảnh giá vật liệu, tài nguyên xây dựng biến động mạnh.
Đối với Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, dự án được ví như trục “xương sống” kết nối Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh, tuyến đường dài 112,8 km có tổng vốn hơn 75.000 tỷ đồng. Sau hơn 1 năm khởi công, toàn tuyến đã giải ngân 15,6% kế hoạch vốn. Trên tuyến sẽ có 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao quan trọng.
Với dự án Vành đai 1 (Hoàng Cầu - Voi Phục), chiều dài 2,3 km, với tổng đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, hiện dự án đã đạt tỷ lệ giải ngân ấn tượng 51,1%. Dự án Cải tạo Quốc lộ 6 (Ba La - Xuân Mai), trục hướng tâm dài 21,7 km này được nâng cấp thành 4–6 làn xe, góp phần kết nối với Quốc lộ 21A và Vành đai 4.
Đại lộ Thăng Long nối Quốc lộ 21 – cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng, tuyến cao tốc 6,7 km này có mặt cắt siêu rộng 120 – 180 m. Đến nay, tỷ lệ giải ngân đạt 26,9%.
-
Bất động sản 24h: Bình Dương sắp có tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng 60.000 tỷ đồng
Bình Dương sắp có tuyến đường sắt 52km, kết nối 5 thành phố và 1 huyện; Ninh Bình “chốt” làm siêu dự án 7.000 tỷ; Bổ sung 7 dự án khu đô thị mới quy mô hơn 55.000 tỷ đồng vào danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh Kon Tum... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Bất động sản 24h: Cây cầu gần 1.500 tỷ đồng nối Bắc Giang và Hải Dương sắp thông xe
Cây cầu gần 1.500 tỷ đồng nối Bắc Giang và Hải Dương sắp thông xe; Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Quảng Trị; Bộ Nội vụ nêu lý do dự kiến không giữ lại 87 thành phố trực thuộc... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Bất động sản 24h: Đồng Nai dự kiến xây dựng gần 13.000 căn hộ nhà ở xã hội năm 2025
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Đắk Nông; Đồng Nai lên kế hoạch khởi công 13 dự án nhà ở xã hội trong năm 2025; Hà Nội thêm hơn 321.000 căn hộ vào kế hoạch phát triển nhà ở... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.







