Trong báo cáo về ngành thép mới đây, SSI Research cho rằng, các doanh nghiệp thép có thể có nhiều cơ hội giao dịch hơn trong nửa cuối năm tới khi lợi nhuận dần ổn định và đạt mức tăng trưởng dương so với mức cơ sở thấp trong nửa cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của giá thép Trung Quốc cũng là chất xúc tác tích cực đối với cổ phiếu thép trong ngắn hạn.
“Bắt đáy” cổ phiếu thép với mức giá bao nhiêu là hợp lý?
Với Hoa Sen, SSI Research đưa ra khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 1 năm là 10.100 đồng/cổ phiếu.
Hiện cổ phiếu HSG của Hoa Sen đang giao dịch trong ngày 24/11 với giá 9.210 đồng/cổ phiếu cùng mức P/E và P/B dự phóng năm 2023 lần lượt là 12,9x và 0,5x. Theo đó, mức giá mà SSI khuyến nghị cao hơn gần 10% so với thị giá HSG tại thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, SSI cũng duy trì khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 1 năm là 9.600 đồng/cổ phiếu đối với cổ phiếu NKG của Nam Kim dựa trên P/E và P/B mục tiêu 7,0x và 0,5x.
Với Hòa Phát, SSI Research duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 1 năm là 15.700 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E không đổi và EV/EBITDA lần lượt là 7,5 và 5,5x. Yếu tố hỗ trợ tăng giá/rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của SSI Research là sản lượng tiêu thụ thép và giá bán bình quân cao hơn/thấp hơn dự kiến.
SSI Research cho rằng, hiện chưa có nhiều yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu HPG trong ngắn hạn trước bối cảnh thị trường bất động sản chững lại cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan.
Tuy nhiên, việc thị trường diễn biến không thuận lợi như vậy có thể là cơ hội để Hòa Phát củng cố vị thế trên thị trường trong dài hạn.
Trên thực tế, nhóm cổ phiếu thép đã tăng mạnh từ ngày 15/11, ngay trước khi thị trường chung khởi sắc trở lại.
Hiện hàng loạt cổ phiếu thép đang giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu như HSG, NKG, SMC, POM, TLH, TIS, VGS, TVN... ngoại trừ HPG. So với vùng giá đỉnh hồi nửa cuối năm 2021, hầu hết các cổ phiếu thép đều đã giảm từ 70-80%, về vùng đáy 2 năm.
-
Một cổ phiếu thép được khuyến nghị mua với mức sinh lời cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm
Nhờ hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng tại EU cùng lợi thế cạnh tranh về chi phí năng lực sản xuất, cổ phiếu NKG của Nam Kim đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 10% so với thị giá hiện tại.








-
Một “ông lớn” ngành thép nói không với chia cổ tức, tiếp tục đầu tư nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Thép Nam Kim dự kiến trình ĐHĐCĐ không chi trả cổ tức cho năm 2024, đồng thời nghiên cứu phương án đầu tư và triển khai xây dựng dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ.
-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.
-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....