15/12/2020 9:40 AM
Chính sách về nhà ở xã hội ra đời mang lại lợi ích cho hàng triệu người có thu nhập thấp nhưng lại đang bộc lộ nhiều bất cập. Mặc dù pháp luật về nhà ở đã có nhiều cơ chế ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên kết quả phát triển nhà ở xã hội đạt được còn rất thấp so với nhu cầu. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

bat cap ve co che phat trien va quan ly nha o xa hoi

Sau 5 năm kể từ khi Nghị định 100 được ban hành, đến nay đã có 1.040 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân Khu công nghiệp.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (Nghị định 100) về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2015 và thay thế Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội). Đây là Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định tại Luật Nhà ở 2014, bao gồm 5 Chương và 33 Điều.

Sau 5 năm kể từ khi Nghị định 100 được ban hành, đến nay đã có 1.040 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng hơn 104.200 căn, với tổng diện tích hơn 5.210.000m2; đang tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn, tổng diện tích khoảng 10.950.000m2.

Mặc dù pháp luật về nhà ở đã có nhiều cơ chế ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, kết quả phát triển nhà ở xã hội đạt được còn rất thấp so với nhu cầu (đạt khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020).

Qua theo dõi việc thực thi pháp luật, tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và người dân cho thấy có một số tồn tại, bất cập trong pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cần phải được sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, có một số tồn tại, vướng mắc do các quy định tại Luật Nhà ở 2014 chưa sửa đổi được ngay; đối với một số quy định của Nghị định 100 không còn phù hợp với thực tiễn cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội. Hiện Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo đó, Dự thảo Nghị định bãi bỏ quy định tại Khoản 1, Điều 5 và Điều 11 về đầu tư xây dựng theo hình thức BT, BOT để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật PPP năm 2020. Bởi, Khoản 1 Điều 5, Điều 11 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP quy định về việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Tuy nhiên, Điều 4 của Luật PPP năm 2020 quy định áp dụng lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP đối với các lĩnh vực, nhưng không áp dụng đối với lĩnh vực nhà ở, do đó cần bãi bỏ quy định này.

Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (Điểm b, Khoản 1, Điều 7) quy định trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh chấp thuận. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến HĐND cấp tỉnh trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với Luật Đầu tư 2020 mới ban hành là trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định dự án nhà ở xã hội phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành (Điểm c Khoản 1 Điều 1; Khoản 1, Khoản 3 Điều 16). Theo đó, Bộ chuyên ngành trong phạm vi quản lý của mình ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, trong đó bao gồm nội dung về lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án; mẫu hồ sơ đấu thầu và các nội dung khác (nếu có). Do đó, cần thiết phải bổ sung quy định về thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Điều 8 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.

Dự thảo Nghị định cũng đề xuất sửa đổi để phù hợp với quy định của Luật Nhà ở 2014, Luật Quy hoạch Đô thị 2009 và pháp luật liên quan…

  • Nút thắt với dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM

    Nút thắt với dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM

    Nhu cầu nhà ở xã hội tại TP.HCM hiện nay rất lớn, nhưng nguồn cung nhỏ giọt, không đủ đáp ứng. Nguyên nhân bởi còn nhiều nút thắt trong cơ chế, chính sách đối với loại sản phẩm này.

Linh Đan (Xây dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.