Tuyến xe buýt trên sông Sài Gòn dài 18 m, công suất 660 mã lực
Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết, quá trình nghiên cứu phương án kết nối TP.HCM với Côn Đảo đã có kết quả tích cực. Cụ thể, đến năm 2024, thành phố sẽ cho vận hành, khai thác tuyến đường thủy từ tuyến TP.HCM - Côn Đảo xuất phát từ cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đến Côn Đảo với lộ trình khoảng 260km. Hiện đã có một doanh nghiệp đăng ký và đang đóng tàu 1.100 khách để tham gia khai thác tuyến phục vụ người dân.
Trước đó, TP.HCM đã làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tổ chức khai thác tuyến vận chuyển hành khách, khách du lịch bằng đường thủy từ TP.HCM đi Côn Đảo và ngược lại. TP.HCM muốn huyện Côn Đảo bố trí cảng, bến để thuận tiện cho việc điều động phương tiện thủy (2 lượt/ngày) kết nối TP.HCM với Côn Đảo.
Phát triển kế hoạch mở cao tốc biển, TP.HCM nêu lên mục tiêu thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa, vận tải ven biển và du lịch đường thủy, đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tại 2 địa phương.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2023 - 2025, TP.HCM sẽ mở ra nhiều tuyến vận tải hành khách kết hợp sản phẩm du lịch thủy đa dạng, ấn tượng. Trong đó có tuyến Bạch Đằng - quận 7, tuyến Thanh Đa - Bình Quới, tuyến Bạch Đằng - Bình Dương - Củ Chi... Bên cạnh đó còn có tuyến TP.HCM - Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) và các tuyến liên tỉnh khác đang khảo sát, chuẩn bị hình thành. Theo Sở GTVT TP.HCM, Thành phố có mạng lưới giao thông hơn 101 tuyến, tổng chiều dài 913km. Có 4 tuyến đường sông chính tạo thành mạng lưới đường thủy liên kết với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, vận tải hành khách, du lịch đường thủy ở TP.HCM đã khai thác tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông), tuyến du lịch từ Bạch Đằng - bến Đình (huyện Củ Chi) - tỉnh Bình Dương, 2 bến phà, 25 bến khách ngang sông... Các tàu khách quốc tế có thể vào ngay trung tâm TP.HCM tại khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, bến Bạch Đằng mà không phải trung chuyển, tạo thuận tiện cho giao thông đường thủy. |
-
Dự kiến chi 960.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng, TP.HCM sẽ tập trung vào các dự án nào?
Lãnh đạo TP.HCM cho biết nhu cầu vốn để đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông cho thanh phố đến năm 2030 là khoảng 960.000 tỉ đồng. Thành phố nghiên cứu mô hình TOD, lấy trọng tâm là các nút giao Vành đai 3 và các nhà ga Metro.








-
Hạ tầng bùng nổ tạo động lực tăng trưởng mới cho khu Tây TP.HCM
Quý 1/2025 vừa qua, hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm của khu Tây TP.HCM đã kịp chạy đua “về đích”. Hạ tầng bùng nổ đã tiếp thêm động lực để khu vực này đón nhiều cơ hội tăng trưởng mới....
-
Thị trường bất động sản TP.HCM đầu năm 2025 có gì “HOT”?
DKRA Consulting vừa công bố "Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận Quý 1/2025". Báo cáo không chỉ ghi nhận những chuyển biến đáng chú ý trong 3 tháng đầu năm. Vậy, thị trường bất động sản TP.HCM đầu năm 2025 có gì nổi bật?...
-
Vingroup muốn huy động 7.000 tỷ thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ, sắp khởi công siêu đô thị lấn biển ở TP.HCM
Vingroup phát hành riêng lẻ tổng cộng 7.000 tỷ đồng trái phiếu. Cả hai lô đều có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, dành riêng cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định pháp luật.