Trong giai đoạn nửa đầu năm 2022, thị trường đã chứng kiến sự tăng vọt của giá các mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thép trước hàng loạt rủi ro về nguồn cung. Điều này đã đẩy giá thép thế giới liên tục tăng cao.
Với giá thép xây dựng trong nước, trước áp lực của nguyên vật liệu và chi phí bán hàng tăng cao, mặt hàng này đã được điều chỉnh tăng liên tiếp 15 lần với mức tăng đến 6 triệu đồng/tấn, vượt đỉnh năm 2021.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chi phí sản xuất hạ nhiệt đáng kể đã giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép khởi sắc hơn so với giai đoạn trước.
“Bão giá” mặt hàng thép nguyên liệu đã suy yếu
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), chỉ số MXV-Index kim loại kết thúc ngày giao dịch 28/9 đạt mức 1.528 điểm, thấp hơn gần 20% so hồi đầu năm. Được biết, một trong những nguyên nhân kéo theo đà sụt giảm này đó là sự suy yếu của nhiều mặt hàng kim loại cơ bản, đặc biệt là giá quặng sắt được giao dịch liên thông với Sở giao dịch Singapore (SGX).
So với vùng đỉnh được thiết lập vào hồi đầu tháng 3 ở mức 165 USD/tấn, giá quặng sắt đã giảm 40% giá trị, hiện đang giao dịch ở mức 94 USD/tấn.
Ngoài quặng sắt, giá của các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thép khác cũng cho thấy xu hướng giảm đáng kể. Cụ thể, giá than luyện cốc từ mức 640 USD/tấn hồi giữa tháng 3 giảm xuống còn chưa đầy 300 USD/tấn và thấp hơn cả mức giá đầu năm.
Tương tự, giá thép phế cũng giảm khoảng 30% so mức đỉnh trong năm nay. Các nguyên liệu đầu vào khác, đặc biệt là sự hạ nhiệt của giá xăng dầu đã góp phần làm giảm áp lực chi phí đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Giá quặng sắt – nguyên liệu dùng trong sản xuất thép liên tục giảm trong thời gian gần đây
Theo các chuyên gia nhận định, xu hướng giảm thép nguyên liệu một phần xuất phát từ bức tranh tiêu thụ sắt thép trên thế giới vẫn đang ở mức khá yếu.
Nếu như trong nửa đầu năm nay, yếu tố nguồn cung ảnh hưởng mạnh tới giá nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm sắt thép, thì ở thời điểm hiện tại, bài toán về nhu cầu đang là yếu tố chi phối hơn cả.
Trong bối cảnh hàng loạt các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và các nước tại khu vực EU liên tục tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát phi mã, rủi ro suy thoái gia tăng sẽ phủ bóng đen lên triển vọng tiêu thụ sắt thép thế giới.
Trước rào cản về triển vọng tiêu thụ toàn cầu, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm nay liên tục gặp khó. Tính đến tháng 9/2022, nước ta đã xuất khẩu hơn 6,1 triệu tấn sắt thép, giảm hơn 30% so cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8 năm nay, lượng sắt thép xuất khẩu giảm khoảng 66% so cùng thời điểm năm 2021.
Trong bối cảnh ngành thép tại khu vực EU đang phải đối diện với loạt rủi ro từ cuộc khủng hoảng năng lượng khiến cho nhiều nhà máy thép tại đây cắt giảm sản lượng, các doanh nghiệp thép Việt Nam có thể tận dụng thời cơ nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thép sang thị trường tiềm năng này.
-
Giá thép bật tăng, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được phục hồi?
Nhu cầu tiêu thụ tăng, giá thép trong nước phục hồi cùng với chi phí sản xuất giảm ở mức thấp sẽ là yếu tố giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp thép được cải thiện trong quý 4.2022.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....