Danh sách 500 được The Asian Banker lựa chọn dựa trên tiêu chí: Quy mô tài sản và một số tiêu chí khác như tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu; chỉ số an toàn… Trong đó tiêu chí chiếm tỷ trọng lớn nhất là quy mô tổng tài sản (17,5%), tỷ lệ chi dự phòng/tổng nợ xấu (12,5%), tỷ lệ nợ xấu (12,5%), tỷ lệ cho vay/huy động (10%), chỉ số an toàn vốn (10%), … Ngoài ra, niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng cũng được tính đếm.
Trong danh sách này có 14 ngân hàng đến từ Việt Nam, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu trong số 14 ngân hàng lọt top 500 và xếp thứ 29, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Techcombank tiếp tục duy trì vị trí thứ hai trong số 14 ngân hàng, vị trí thứ 76 của khu vực, đồng thời nới rộng khoảng cách với các ngân hàng phía sau, trong đó cao hơn VietinBank tới 88 bậc, hơn BIDV 100 bậc.
Năm nay, MBBank đã đoạt vị trí thứ 3 của VietinBank năm 2017, trở thành ngân hàng xếp thứ 3 trong số 14 ngân hàng; trong khi đó VietinBank đứng vị trí thứ 5.
Tiếp tới, ACB đứng thứ 4 trong Top 14 ngân hàng Việt được xếp hạng.
Một số ngân hàng có sự bứt phá về thứ hạng trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á lần này. Đáng chú ý là ACB tăng 47 bậc; VPBank tăng 77 bậc; SHB tăng 45 bậc và Sacombank tăng 133 bậc.
Ngoài ra, Agribank, SCB và Eximbank là 3 ngân hàng mới lọt Top 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á.
Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng năm nay không còn tên các ngân hàng xuất hiện trong năm trước là VIB, TPBank, SeABank và PVcomBank.
Như vậy, 14 ngân hàng lọt Top 500 ngân hàng mạnh nhất lần lượt là: Vietcombank, Techcombank, MBBank, ACB, VietinBank, Agribank, BIDV, VPBank, HDBank, SCB, SHB, Sacombank, LienVietPostBank, EximBank.
-
NCB thực hiện tăng vốn lên hơn 5.000 tỷ đồng
CafeLand - HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa quyết định tăng vốn từ 3.010 tỷ đồng lên 5.005 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên và cổ đông hiện hữu.