Ngân hàng HDBank vừa công bố quyết định tăng vốn điều lệ lên hơn 20,27 nghìn tỷ đồng bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2020 và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP).
Theo đó, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3,98 nghìn tỷ đồng bằng cách phát hành hơn 398 triệu cổ phiếu trả cổ tức vào năm 2020, tương ứng tỷ lệ cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu sẽ nhận được 1 cổ phiếu. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận chưa phân phối đã được kiểm toán đầy đủ và trích lập các quỹ theo quy định.
Ngoài ra, HDBank sẽ phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động theo phương án sở hữu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021 sau khi hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2020. Đối tượng phát hành là người lao động của HDBank theo danh sách được hội đồng quản trị phê duyệt. Theo phương án xử lý ESOP được HDBan đưa ra, trường hợp không bán hết số cổ phiếu này, sẽ do hội đồng quản trị quyết định.
Sau khi hoàn thành các phương án phát hành trên, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ 16,08 nghìn tỷ đồng lên 20,27 nghìn tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu HDB của HDBank giao dịch ở ngưỡng gần 35.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo mức giá này, giá trị cổ phiếu ESOP trong đợt phát hành sắp tới cho người lao động tại HDBank ước khoảng 700 tỷ đồng, chênh lệch 500 tỷ đồng so với giá trị phát hành.
ESOP là việc gắn trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng hình thức thưởng cổ phiếu, hoặc bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi. Khi nắm trong tay cổ phần của doanh nghiệp thì đương nhiên người lao động cũng là một phần của doanh nghiệp đó. Do vậy họ có thêm động lực để cống hiến cho công ty mà mình đang làm việc cũng như sở hữu cổ phiếu.
Tuy nhiên, việc phát hành ESOP với mức giá chênh lệch quá lớn so với thị giá đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng mức độ ưu đãi của cổ phiếu ESOP sẽ kéo mức giá hiện đang niêm yết đi xuống.
Ngoài ra, nhiều cổ đông còn e ngại việc phát hành cổ phiếu ESOP còn khiến cho phần lớn dòng tiền của doanh nghiệp chảy vào các nhà quản lý, nhà điều hành của doanh nghiệp chứ không phải nhân viên. Lo ngại này không phải không có cơ sở khi mà trước đó rất nhiều chương trình ESOP của các ngân hàng thường tập trung vào nhóm cán bộ cấp cao.
-
Tổng Giám đốc VPBank mua được một nửa số cổ phiếu ESOP?
CafeLand - Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã đăng ký mua vào 15,5 triệu cổ phiếu VPB trong đợt phát hành hơn 33 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.