Hôm nay, 17/4, tại Hà Nội Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB tổ chức “Hội nghị triển khai chương trình Tín dụng 50 nghìn tỷ đồng ngành Xây dựng” lần 2.

“Xưa nay các ông chủ đầu tư đặc biệt BĐS toàn dùng vốn khách hàng từ dự án này sang dự án khác không có ai, cơ chế kiểm soát. Giờ nếu cơ chế này NH đang kiểm soát, vì cứ mở tài khoản của NH tiền nộp vào tài khoản kể cả tiền khách hàng mà dùng sai mục đích NH không giải ngân” - Ông Phan Thành Mai.

50 nghìn tỷ đồng ngân hàng sẽ lấy tiền ở đâu ra? Ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNBC lý giải: “Vấn đề bản chất ở đây 50 nghìn tỷ thực ra là tăng trưởng tín dụng bình thường của các ngân hàng.

Ví như VNBC được tăng trưởng 10 nghìn tỷ trong tỷ lệ 12 - 14% thì chúng tôi sử dụng “room” đó cho sản phẩm này chứ không phải là cái gì riêng biệt. Giả sử dùng cả 10 nghìn tỷ cho một dự án nhưng chỉ trong vòng 6 tháng công trình lên các NH khác trả khoản bảo lãnh của VNBC kết thúc thì như vậy 6 tháng tiếp theo VNBC có thể dùng tiếp số tiền này.

Vậy, thực chất VNCB sẽ có bao nhiêu trong “gói” 50 nghìn tỷ đồng này và vai trò của VNCB sẽ làm gì? Vẫn ông Mai khẳng định: Dự kiến VNBC sẽ cung ứng khoảng 10 nghìn tỷ đồng tín dụng ngắn hạn cho VLXD và được quay vòng trong năm 2014, số còn lại là của các ngân hàng khác cùng tham dự.

Đi kèm với sự xuất hiện của gói 50 nghìn tỷ đồng người ta thấy nhắc đến một cái tên khá mới” tập đoàn Thiên Thanh”. Ví von Thiên Thanh như siêu thị Big C muốn “gom” các đầu mối vật liệu xây dựng về góp mặt cho thành một cái chợ, một đại diện DN đã phân tích: do người bán khối lượng tiêu thụ lớn nên giá thành giảm nên mọi người qua chợ BigC mua giá rẻ. Ở Đức, Pháp, Mỹ, Thái Lan đã có những công ty theo mô hình như vậy nhưng ở Việt nam chưa có, nay Thiên Thanh “tiên phong” tổ chức mô hình này.

Mô hình chuỗi 4 nhà là gì, doanh nghiệp, người dân sẽ được -mất ra sao khi sử dụng chuỗi này? Theo vị đại diện VNBC, “Ở Việt Nam mỗi DN đi vay một nơi. Nhà thầu, chủ xây dựng, thi công…Điểm ưu việt của chương trình là tất cả các bên tham gia (Chủ đầu tư - Nhà thầu - Nhà tổ chức cung ứng SX VLXD - Ngân hàng) cùng ký kết trên 1 hợp đồng; nhiều ngân hàng TM cùng tham gia tài trợ các DN trong chuỗi.

Việc đáp ứng nhu cầu VLXD trong chuỗi được thực hiện thông qua Nhà Tổ chức chợ/sàn mua bán VLXD với các dự án khả thi, Nhà sản xuất được cho vay không nhất thiết cần tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng VLXD cung ứng cho công trình, phương thức trả chậm, các NH chủ động tiếp cận DN, các doanh nghiệp có khoản nợ ở các NH khác được khoanh nợ và tiếp tục cho vay theo mục đích mới của chuỗi 4 nhà”.

Khánh Huyền (Tiền Phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.