Cụ thể, có 85% các nhà kinh doanh thời trang cao cấp và 67% các nhà bán lẻ thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) quan tâm đến khu vực khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các cửa hàng truyền thống vẫn là các điểm đến được người tiêu dùng ưa chuộng và tận dụng cơ hội đó, các nhà bán lẻ tiếp tục mở rộng các cửa hàng này trên nhiều địa điểm khác nhau. Với 43% các nhà bán lẻ có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại châu Á - Thái Bình Dương vào cuối năm nay đã khiến khu vực này là một trong những nơi có nhiều cửa hàng mới khai trương nhất trên toàn cầu.
Ảnh minh họa.
Đức vẫn giữ vững vị trí thị trường bán lẻ số 1 toàn cầu trong hai năm liên tiếp, với 40% các nhà bán lẻ có kế hoạch mở cửa hàng tại thị trường này trong năm 2015. Trung Quốc đang giữ vị trí thứ 4 với 28%, trong khi Hong Kong đứng thứ 6 với 22%. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore cũng được liệt kê trong top 20 điểm đến toàn cầu. So với năm 2014, các nhà bán lẻ đang chú trọng nhiều hơn vào các nền kinh tế phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Jonathan Hsu, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, CBRE châu Á cho biết: Những thách thức đang diễn ra mà các nhà bán lẻ phải đối mặt, từ sự leo thang chi phí, bán lẻ hiện đại đa kênh (omni-channels) ngày càng thành công và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng buộc các nhà bán lẻ phải có mạng lưới cửa hàng rộng khắp.
Tuy nhiên, CBRE dự báo mức độ tăng trưởng cho thuê sẽ chậm lại trong năm nay khi các nhà bán lẻ tương đối thận trọng cũng như là mất nhiều thời gian vào các quyết định thuê bởi chi phí để mở một cửa hàng mới là vô cùng đắt đỏ, đặc biệt tại các khu vực trung tâm vì còn rất ít chỗ trống.