Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14,66% kế hoạch. Ảnh minh họa
Cụ thể, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4/2023 là 110.633,6 tỷ đồng. Tỷ lệ ước giải ngân 4 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 14,66% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 15,65%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%); trong đó vốn trong nước đạt 16,03% (cùng kỳ năm 2022 đạt 19,57%), vốn nước ngoài đạt 6,28% (cùng kỳ năm 2022 đạt 3,25%).
Có 03 Bộ và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Đồng Tháp (38,3%), Bến Tre (36,96%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (36,66%), Tiền Giang (33,85%), Phú Thọ (32,99%).
Bộ Tài chính cho biết có 47/52 Bộ, cơ quan trung ương và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 32 Bộ, cơ quan trung ương và 01 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch.
Về nguyên nhận chậm giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cho biết một số dự án có nhu cầu thực hiện chuẩn bị đầu tư trong năm 2023 nhưng không được bố trí vốn vì trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt không tách riêng vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án. Do vậy, dự án không có vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt dự án đầu tư.
Một số nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư còn chậm do vướng mắc về thủ tục đất đai, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng; công tác giải phóng mặt bằng chưa được chủ đầu tư chú trọng triển khai ngay từ khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời, chủ đầu tư chưa chủ động ngay từ khâu triển khai thực hiện dự án dẫn đến làm chậm tiến độ giải ngân.
Vướng mắc do giá vật liệu xây dựng tăng, quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định về phương án thiết kế đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
Về giải pháp, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể về điều kiện bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có cơ sở thống nhất thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện hồ sơ trình, báo cáo Thường trực Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 sang năm 2023 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Được biết, năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư công khoảng 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022.
-
Quý 1/2023: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 9,69% kế hoạch
Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch vốn 3 tháng đầu năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch (đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%).
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...