Cụ thể, tính đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, có 1.375 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 34,5%), tổng vốn đăng ký đạt trên 13 tỷ USD (tăng 11,6% so với cùng kỳ); 776 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 14,4%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD (tăng 24,2% so với cùng kỳ); 3.063 lượt góp vốn mua cổ phần (giảm 43,8%), tổng giá trị vốn góp đạt 3,63 tỷ USD (giảm 40,6% so với cùng kỳ).
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7%. Ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,12 tỷ USD và trên 803 triệu USD.
Trong 10 tháng qua, đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 9,9% so với cùng kỳ 2020.
Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,15 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,4 tỷ USD, chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư, tăng 89,9% so với cùng kỳ.
Về địa bàn đầu tư, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD (chiếm tới 84,2% tổng vốn đầu tư của Long An). TP.HCM đã trở lại vị trí thứ hai với trên 2,73 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký 2,72 tỷ USD, chiếm gần 11,5% tổng vốn đầu tư.
Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các địa phương có cơ sở hạ tầng thuận lợi. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả về số dự án mới (34,1%), số lượt dự án điều chỉnh (17,7%) và góp vốn mua cổ phần (59,4%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút vốn FDI, song xếp thứ hai về số dự án mới (21,8%), số lượt dự án điều chỉnh (14,9%) và góp vốn mua cổ phần (12,1%).
Vốn FDI thực hiện đạt 15,15 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020, giảm nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 9 tháng năm 2021.
-
Dịch bệnh, thu hút vốn FDI vẫn đạt 22,15 tỷ USD trong 9 tháng
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù bị ảnh hưởng của diễn biến dịch bệnh phức tạp, tính đến 20/9 tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vẫn đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.








-
Bắc Ninh đón gần 2,8 tỷ USD vốn FDI, loạt siêu đô thị tỷ đô ồ ạt đổ bộ
Nửa đầu năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là “thỏi nam châm” hút dòng vốn ngoại khi thu hút gần 2,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái....
-
Tỉnh sát vách Hà Nội hút gần 4,5 tỷ USD chỉ sau 5 tháng
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, Hưng Yên đã tạo cú hích lớn trên bản đồ đầu tư khi thu hút tới gần 4,5 tỷ USD vốn trong và ngoài nước, gấp hơn 2 lần so với cả năm 2024 và thiết lập mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử địa phương này....
-
Lộ diện dự án mang về hơn 1 tỷ USD, biến địa phương này trở thành quán quân thu hút FDI 5 tháng 2025
Chỉ riêng trong tháng 5/2025, địa phương này đã thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, trong đó chủ yếu đến từ 1 dự án.