Nhận định được Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam đưa ra trong Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM năm 2017.
Mặt bằng giá mới
Theo DKRA, TP.HCM là nơi có biên độ tăng giá cao nhất trong cả nước, đồng thời cũng là thị trường có chu kỳ thiết lập mặt bằng giá mới ngắn hơn so với các tỉnh thành khác.
Biên độ tăng giá của các khu vực và các phân khúc nhà ở tại TP.HCM không đều nhau. Nhìn chung mức giá khởi điểm càng thấp, biên độ tăng giá càng cao và ngược lại.
Về loại hình căn hộ, mặc dù có nhiều quan ngại về nguồn cung dư thừa, song ghi nhận cho thấy, căn hộ vẫn luôn là thị trường khá ổn định, giá bán tăng đều qua các năm, đặc biệt là phân khúc căn hộ hạng B và hàng C vốn phù hợp với thu nhập của nhiều gia đình tại TP.HCM.
Nguyên nhân là do quỹ đất của thành phố đang dần khan hiếm, đất nền có mức giá cao và vị trí xa trung tâm nên căn hộ vừa túi tiền, gần trung tâm luôn là lựa chọn phù hợp của nhiều gia đình có thu nhập tầm trung. Mặt khác, mức thu nhập trung bình của gia đình trẻ đang tăng lên, sư trẻ hóa đối tượng người mua bất động sản cùng sự linh hoạt trong chính sách bán hàng của chủ dầu tư đã tác động rất lớn đến tâm lý và tính thanh khoản cảu thị trường, kích thích giá bán căn hộ tăng trưởng.
Khảo sát của DKRA Việt Nam, phân khúc căn hộ hạng C năm 2012 có mức tăng giá trung bình khoảng 13 triệu/m2 thì đến năm 2017 có giá trung bình dao động khoảng từ 18 – 20 triệu/m2. Phân khúc này đã tăng khoảng 54% sau 5 năm.
Phân khúc căn hộ hạng B năm 2012 có mức tăng giá trung bình khoảng 18 – 20 triệu/m2 thì đến nay, giá mới của phân khúc này khoảng trung bình 27 – 30 triệu/m2, tăng 67%.
Phân khúc căn hộ hạng A năm 2012 có mức tăng giá trung bình khoảng 33 triệu/m2 thì đến nay khoảng 55 triệu/m2, tăng 47%.
Đối với loại hình biệt thự, nhà phố, do đặc thù loại hình này phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng giá của đất nền, nên trong 5 năm qua, biên độ tăng giá của phân khúc này không quá cao, dao động từ 20 – 56%.
Phần lớn, loại hình nhà phố biệt thự tập trung tại khu Đông như quận 2, quận 9 và khu Nam điển hình là Phú Mỹ Hưng. Khu vực quận 9 ghi nhận mức tăng giá cao nhất, khoảng 56% sau 5 năm do những năm qua khu vực này đã có những thay đổi tích cực về hạ tầng giao thông.
Giá bán của biệt thự có sự phân hóa rõ ràng theo từng khu vực, phụ thuộc lớn vào quy hoạch và chất lượng dịch vụ của từng khu vực. Điển hình là khu vực quận 9 có biên độ tăng giá cao nhất song khu vực này chỉ dao động trung bình khoảng 42%. Trong khi Phú Mỹ Hưng có mức giá mới vào trung bình khoảng 150 triệu/m2.
Theo DKRA, đất nền là phân khúc được người Việt ưu chuộng do tính ổn định và bền vững. Do đó, trong tình trạng quỹ đất khan hiếm thị trường này càng được nhiều khách hàng tìm mua ở và khách đầu tư đặc biệt quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy giá đất nền tăng cao trong thời gian qua.
Biên độ tăng giá giữa các khu vực không đồng đều phụ thuộc vào sự phát triển hạ tầng giao thông. Điển hình như khu Đông ghi nhận tăng giá từ 130% - 170% do nơi đây có sự phát triển hạ tầng giao thông mạnh nhất trong 3 năm qua.
Hiện nay, giá đất nền tại khu vực Phước Long, quận 9 dao động phổ biến khoảng 27 – 35 triệu đồng/m2. Khu Nam mà điển hình là khu vực phường Tân Thuận Đông, quận 7 tăng giá khoảng 50% do động trung bình khoảng 42 – 55 triệu/m2.
Năm 2018, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
DKRA Việt Nam dự báo, nguồn cung căn hộ trong năm 2018 có thể đạt từ 45.000 – 50.000 căn hộ, lượng tiêu thụ đạt mức 35.000 – 40.000 căn.
Phân khúc hạng B và hạng C tiếp tục giữ tỉ lệ lớn và thu hút sự chú ý của chủ đầu tư và người mua.
Thị trường nhà phố, biệt thự duy trì ổn định nguồn cung ở mức 3.000 – 4.000 căn. Khu Đông và khu Nam tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn cung phân khúc này.
Trong năm 2018, khu Đông tiếp tục là khu vực dẫn dắt thị trường.
Nhận định về thị trường bất động sản 2018, chuyên gia tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng, năm 2018 thị trường bất động sản vẫn là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư nhưng sẽ có sự phân hóa và chọn lựa dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính. Lượng tiêu thụ khá ổn định nhưng sẽ khó giữ mức tăng giá như năm 2017. Nguồn vốn rót vào bất động sản vẫn khá dồi dào, đến từ các kênh tín dụng ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân, vốn đầu tư nước ngoài thông qua M&A, thị trường chứng khoán…
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.