Thủ tướng Chính phủ ấn định trong 2 ngày 17-18/6 phải khởi công 4 dự án giao thông trọng điểm, bao gồm 3 tuyến cao tốc: Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và tuyến Vành đai 3 kết nối 4 tỉnh miền Nam.

Sẽ có 4 dự án giao thông ngàn tỉ khởi công trong 2 ngày 17-18/6. Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ GTVT; Chủ tịch UBND TP.HCM; Chủ tịch UBND các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tổ chức khởi công các dự án đường bộ cao tốc.

Theo đó Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo các địa phương về kế hoạch khởi công các dự án giao thông trong 2 ngày 17-18/6.

Cụ thể, ngày 17/6 sẽ khởi công đồng loạt 4 dự án thành phần thuộc Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào ngày 17/6/2023. Điểm cầu khởi công chính là tại An Giang.

Ngày 18/6 sẽ khởi công 3 dự án: cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; và đường vành đai 3 TP.HCM.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (32,7km) và tỉnh Đắk Lắk (84,8km) với quy mô 4 làn xe.

Dự án chia làm 3 thành phần: Khánh Hòa chủ quản đầu tư đoạn tuyến qua địa phương trị giá 5.632 tỉ đồng; Đắk Lắk đầu tư dự án 6.485 tỉ đồng còn lại đoạn tuyến kết nối 2 địa phương do tính phức tạp cao sẽ do Bộ GTVT chủ quản đầu tư.

Hướng tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Dự án đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài khoảng 189,48 km, đi qua 4 tỉnh, thành: An Giang (57km,) Cần Thơ (37,4km), Hậu Giang (37 km) và Sóc Trăng (58,4km).

Dự án có tổng mức đầu tư là 44.691 tỉ đồng được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe cao tốc hạn chế, giai đoạn 2 đầu tư hoàn chỉnh 6 làn xe cao tốc.

Hướng tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027. Dự án được chia làm 4 dự án thành phần, các địa phương có đoạn tuyến của cao tốc đi qua sẽ là cơ quan chủ quản đầu tư dự án thành phần tương ứng.

Dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 76,34km, đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,51km); Đồng Nai (11,26km); Bình Dương (10,76km); Long An (6,81km).

Hướng tuyến đường Vành đai 3 - TP.HCM

Quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục. Giai đoạn 2 mở rộng lên 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h. Tổng mức đầu tư Dự án là 75.378 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và các địa phương.

Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài dự án khoảng 53,7 km (tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5 km), quy mô mặt cắt ngang giai đoạn 1 từ 4 đến 6 làn xe theo từng đoạn, giai đoạn hoàn thiện mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư 17.837 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư công.

Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Dự án được chia làm 3 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần 1 dài 16km, tổng mức đầu tư 6.012 tỉ đồng do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 2 dài khoảng 18,2 km, tổng mức đầu tư được duyệt 6.852 tỉ đồng do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 3 dài khoảng 19,5 km, tổng mức đầu tư được duyệt 4.964 tỉ đồng do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan chủ quản.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.