Đánh giá về thị trường bán lẻ trong quý cuối năm 2020, bà Hoàng Diệu Trang, Quản lý cấp cao của Bộ phận cho thuê thương mại của Savills Hà Nội, cho biết tổng nguồn cung đạt khoảng 1,6 triệu m2, tăng 1% theo quý và 1% theo năm sau khi Vincom Mega Mall Ocean Park ra mắt tại khu vực phía đông.
Trong 5 năm qua, nguồn cung tăng trung bình 5%/năm. Khu vực nội thành với thị phần 42% ghi nhận mật độ bán lẻ cao nhất là 0,48 m2/người.
Giá thuê gộp trung bình tầng trệt tăng 3% theo quý nhưng giảm 3% theo năm.
Công suất thuê trung bình tăng 1 điểm phần trăm theo quý nhưng giảm 2 điểm phần trăm theo năm.
Diện tích cho thuê thêm năm 2020 ở mức 9.000 m2 với kết quả kém nhất tại phân khúc trung tâm mua sắm và khu vực phía tây.
Bà Trang cho rằng, lượng khách mua sắm đang dần hồi phục, nhưng vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch khi sự chi tiêu ngẫu hứng và tốn kém bị hạn chế nhằm mục đích tiết kiệm.
Một số thương hiệu cao cấp mở các cửa hàng chủ chốt mới, trong khi nhiều cửa hàng mặt phố vẫn bị bỏ trống hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng, dễ thấy nhất tại khu vực trung tâm sau khi lượng khách du lịch sụt giảm mạnh.
Năm 2020, tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 584,7 nghìn tỉ đồng (25,2 tỉ USD), tăng 2,7% theo năm. Doanh thu bán lẻ đạt 383,9 nghìn tỉ (16,5 tỉ USD), tăng 10% theo năm.
Trong đó, tăng trưởng đáng chú ý được ghi nhận ở các ngành đồ dùng, dụng cụ và trang thiết bị gia đình với 23,2%; lương thực và thực phẩm với 14,4% và hàng may mặc với 15,1% theo năm.
Dự báo về triển vọng ngành bán lẻ thời gian tới, bà Trang cho biết, đến hết năm 2022, 18 dự án với nguồn cung hơn 158.000 m2 dự kiến sẽ ra mắt thị trường. Dự án đáng chú ý nhất là Vincom Mega Mall Smart City (2021).
Nguồn cung lớn liên tục mở rộng ra ngoài trung tâm dự kiến sẽ kéo giá thuê và công suất thuê toàn thị trường đi xuống.
“Thương mại điện tử đã thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục thay đổi hành vi mua sắm. Tuy Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến bán lẻ trực tiếp, nó đã tạo nên cơ hội cho sản xuất và kinh doanh trực tuyến”, bà Trang nhận định.
Theo Bộ Công Thương, năm 2020, lượng người tham gia mua hàng trực tuyến chiếm 53% tổng dân số và doanh thu thương mại điện tử đạt 11,8 tỉ USD, tăng 18% so với năm trước.
Mục tiêu năm cho 2025 là lượng người tham gia mua hàng trực tuyến chiếm 55% tổng dân số và doanh thu thương mại điện tử tăng bình quân 25%/năm, đạt 35 tỉ USD.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu tỷ trọng dân số tham gia mua hàng trực tuyến tương tự và doanh thu thương mại điện tử tăng bình quân 20%/năm đến năm 2025.
“Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn và sẽ duy trì là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với thu nhập ngày càng tăng, chính trị ổn định, quy mô dân số lớn và tỷ trọng dân số trẻ cao. Các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt”, bà Trang dự báo.
-
Hà Nội: Nhà ở giá thấp sẽ bị đẩy lên phân khúc trung cấp trong năm 2021?
Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng giá bán nhà tại các dự án nằm trong phân khúc bình dân tại Hà Nội trong năm 2020 đã được đẩy lên chạm ngưỡng giá của phân khúc trung cấp. Dự báo trong năm nay, phân khúc căn hộ bình dân tại Hà Nội sẽ bị đẩy lên thành phân khúc trung cấp, như đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh trong khoảng 2 năm trở lại đây.
-
Chủ mới của dự án King Palace 108 Nguyễn Trãi là ai?
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (Thăng Long Invest Group, mã: TIG) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hoa Anh Đào (Bất động sản Hoa Anh Đào)....
-
Bộ Xây dựng chỉ đạo “nóng” sau vụ cháy quán hát ở Hà Nội
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát chặt việc chuyển đổi công năng và an toàn cháy cho nhà riêng lẻ sau vụ cháy làm 11 người tử vong ở Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
-
Masan bán công ty sản xuất bột vonfram hàng đầu thế giới, thu nghìn tỷ đồng
Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu MSR - sàn UPCoM) vừa cho biết, đã hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) cho Mitsubishi Materials Corporation Group (Nhật Bản)....