Sáng 7/11, UBND TP HCM tổ chức Hội nghị trao đổi về quy trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) và các giải pháp tạo quỹ đất, nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng.
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết, tính đến thời điểm trước năm 2015, thành phố có 18 dự án theo hình thức BT với số vốn huy động trên 59.000 tỷ đồng và hiện nay có 130 nhà đầu tư đang đề xuất và kiến nghị được tham gia đầu tư các dự án với số vốn đăng ký khoảng trên 380.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM phát biểu tại hội nghị.
Trong 5 năm tới, thành phố cần 500.000 tỷ đồng để phát triển hạ tầng, phát triển xã hội nhưng ngân sách chỉ cho phép 171.000 tỷ đồng. Do ngân sách của địa phương có hạn nên việc huy động nguồn vốn xã hội hóa là rất lớn.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, để triển khai các dự án BT thì chủ đầu tư gặp khó khăn như: Quỹ đất thanh toán không đủ, công tác giải phóng mặt bằng chậm, quỹ đất sạch để thanh toán cho nhà đầu tư ngày càng hạn hẹp.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, với các dự án này, thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư còn kéo dài, trình tự thủ tục rườm rà, việc đấu thầu, chỉ định thầu cũng như tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ còn thiếu thông tin.
Ông Cường đề xuất thành phố tiếp tục nghiên cứu, rà soát các phương án tài chính đầu tư dự án, quỹ đất, đồng thời minh bạch, rõ ràng thông tin về quy hoạch.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, ngành giao thông hiện nay có tỷ lệ các dự án BT cao nhất, thời gian, qua các dự án đã triển khai đạt nhiều kết quả tốt, bước đầu góp phần giải quyết được các vấn đề bức xúc của thành phố về hạ tầng, đô thị.
Tuy nhiên, việc triển khai các dự án BT còn có những bất cập. Thời gian tới thành phố sẽ xây dựng quy trình thực hiện cụ thể, vừa phải công khai minh bạch, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai nhưng cũng phải hoàn thiện môi trường đầu tư, không gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Ông Phong nhấn mạnh: "Việc huy động các nguồn lực cho dự án BT phải tính toán hết sức cẩn thận, chặt chẽ. Dự án nào đổi mặt bằng đất đai, cân đối tài chính như thế nào đều phải được cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng"./.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).