Trong đó, thu nội địa ước đạt 95,4% dự toán, giảm 3%; thu từ dầu thô ước đạt 135,9% dự toán, giảm 19,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 86,5% dự toán, giảm 22,4% so cùng kỳ năm 2022.
Bộ Tài chính cho biết, tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc trở lại từ đầu quý 3/2023, song hoạt động sản xuất - kinh doanh của một số ngành công nghiệp chủ lực vẫn còn khó khăn; thị trường bất động sản chậm phục hồi; kết hợp với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất làm giảm thu ngân sách.
Các khoản thu trực tiếp từ 03 khu vực sản xuất - kinh doanh ước đạt 94,6% dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ, trong đó: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 96% dự toán, tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2022; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 93,2% dự toán, giảm 2,6%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 94,6% dự toán, tăng 4,3%.
Thu từ các loại phí, lệ phí ước đạt 86,8% dự toán, giảm 13,6% so cùng kỳ, chủ yếu do giảm thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thực hiện chính sách cắt giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân (như: Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định giảm mức thu từ 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí...).
Các khoản thu về nhà, đất ước đạt 78,9% dự toán, giảm 37% so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản chậm phục hồi; công tác đấu giá, cấp quyền sử dụng đất tại nhiều dự án ở địa phương không triển khai được; hoặc triển khai nhưng không có nhà đầu tư trúng đấu giá.
>>Từ 20/11, giảm 30% tiền thuê đất cho một số đối tượng năm 2023
Có 27 địa phương thực hiện thu nội địa 11 tháng đạt trên 95% dự toán; 13 địa phương có tăng trưởng thu so cùng kỳ, trong khi có tới 50 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Về chi NSNN 11 tháng ước đạt 1.502,9 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán, tăng 10,9% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 63,4% dự toán (tỷ lệ giải ngân ước đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 36,3% (khoảng 122,7 nghìn tỷ đồng) so cùng kỳ; chi trả nợ lãi ước đạt 84% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 81,3% dự toán.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Trong 11 tháng đã thực hiện phát hành 278,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,43 năm, lãi suất bình quân 3,26%/năm.
-
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2023
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2023 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với cán cân thương mại duy trì xuất siêu 24,44 tỷ USD; dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,8%; lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm trước,... theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
-
Ngân sách giảm thu 25.000 tỷ đồng nếu kéo dài giảm 2% thuế VAT tới giữa năm 2024
Chính phủ tính toán, nới thời hạn giảm 2% thuế VAT tới giữa năm 2024 sẽ khiến ngân sách giảm thu khoảng 4.175 tỷ đồng/tháng. Nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25.000 tỷ đồng.








-
Bức tranh kinh tế Việt Nam quý 1/2025 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam quý đầu tiên năm 2025 có nhiều khởi sắc với GDP đạt mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, thu hút vốn FDI lớn, lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay,... theo số liệu mới côn...
-
Thủ tướng Tây Ban Nha sẽ hỗ trợ 300 triệu euro cho các doanh nghiệp nước này mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã hội đàm và chứng kiến lễ trao loạt văn kiện hợp tác quan trọng giữa các bộ, ngành hai nước. Đồng thời công bố nhiều kế hoạch trong tương lai....
-
Việt Nam đại diện cho tăng trưởng tốt và đa dạng hoá về đầu tư tại châu Á
Sáng 8/4, tại Abu Dhabi, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Đầu tư thường niên lần thứ 14 và thăm làm việc tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp ông Khadem AIRemeithi, Giám đốc điều hành về hạ tầng và ông Na...