Tính riêng tháng 10/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 69,24 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 35,64 tỷ USD, tăng 4,6%, tương ứng tăng 1,56 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 33,60 tỷ USD, tăng 5,8%, tương ứng tăng 1,84 tỷ USD so với tháng trước.
Lũy kế trong 10 tháng/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu 10 tháng/2024 đạt 335,63 tỷ USD, tăng 14,9%, tương ứng tăng 43,58 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 10 tháng/2024 là 312,28 tỷ USD, tăng 16,8%, tương ứng tăng 45,03 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng/2024 đạt 335,63 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 43,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm hàng như nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,13 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 7,63 tỷ USD; hàng dệt may tăng 2,9 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,31 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,18 tỷ USD; giày dép các loại tăng 2,12 tỷ USD; hàng rau quả tăng 1,34 tỷ USD và cà phê tăng 1,29 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo tăng 1,28 tỷ USD và máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,07 USD…
Tính đến hết tháng 10/2024, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8% tương ứng tăng 45,03 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tháng 10/2024 đạt 10,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI là 25,26 tỷ USD, chỉ tăng 3,1%. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng tăng 0,5% (đạt 20,92 tỷ USD), thấp hơn so với tốc độ tăng nhập khẩu 15,9% của khối doanh nghiệp trong nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2024 thặng dư 2,03 tỷ USD. Tính chung 10 tháng/2024 mức thặng dư thương mại hàng hóa là 23,35 tỷ USD, thấp hơn 1,45 tỷ USD so với con số thặng dư 24,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 10 tháng, trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 438,83 tỷ USD, tăng 14,2% (tương ứng tăng 54,55 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 240,13 tỷ USD, tăng 12,9% tương ứng tăng 27,5 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 198,7 tỷ USD, tăng 15,8% tương ứng tăng 27,05 tỷ USD so với 10 tháng/2023.
Trong khi đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng 19,5% so với cùng kỳ, với trị giá là 209,08 tỷ USD (tương ứng tăng 34,07 tỷ USD). Xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 95,51 tỷ USD, tăng 20,3% tương ứng tăng 16,09 tỷ USD và nhập khẩu là 113,58 tỷ USD, tăng 18,8% tương ứng tăng 17,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
-
Kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cán mốc kỷ lục mới 800 tỷ USD
Bộ Công Thương dự báo, những tháng cuối năm, cả hai nhóm hàng nông sản và công nghiệp chế biến chế tạo sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt đặc biệt tại các thị trường chủ chốt là Hoa Kỳ và EU, khi dấu hiệu lạm phát giảm, sức mua sẽ tăng trở lại. Cơ quan này cũng kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 sẽ cán mốc kỷ lục mới 800 tỷ USD.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.