14/12/2024 8:15 AM
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì.

Mỗi vùng huyện được định hướng phát triển đặc thù, bao gồm đô thị thông minh, trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistics, và không gian văn hóa - sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Vùng huyện Mê Linh: Là khu vực cửa ngõ phía Bắc Thủ đô kết nối với hành lang xuyên Á: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thuộc khu vực dự kiến trực thuộc thành phố phía Bắc Thủ đô có chức năng đô thị, dịch vụ, công nghiệp, hội nhập quốc tế. Phát triển thành đô thị hiện đại, thông minh, sáng tạo có trình độ phát triển cao, đô thị gắn với mặt nước; hình thành các không gian văn hóa - thể thao cấp khu vực, các công viên sinh thái, hoạt động vui chơi giải trí, trải nghiệm dọc sông Hồng. Phát triển các trung tâm dịch vụ logistics, thương mại, trung tâm giao thương quốc tế, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp văn hóa, dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường.

Vùng huyện Đông Anh: Nằm ở trung tâm vùng đô thị phía Bắc sông Hồng. Nghiên cứu dự trữ quỹ đất hình thành trung tâm hành chính mới. Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng hiện đại, đẳng cấp quốc tế; trung tâm vãn hóa thể thao; phát triển công nghiệp công nghệ cao; phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản khu vực cổ Loa và đầm Vân Trì. Có vai trò chủ đạo trong việc liên kết với chuỗi đô thị Vĩnh Phúc - Thái Nguyên - Bắc Ninh gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ phía Bắc sông Hồng. Phát triển các đô thị thông minh gắn với mô hình TOD, xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại là biểu tượng, điểm nhấn cho không gian đô thị gắn với trục sông Hồng, Hồ Tây - cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài. Hình thành các tổ hợp công trình văn hóa, các công viên sinh thái và các hoạt động vui chơi giải trí dọc sông Hồng.

Vùng huyện Hoài Đức: Thuộc khu vực phát triển đô thị phía Tây mở rộng của đô thị trung tâm, gắn với trục Hồ Tây - Ba Vì. Trong giai đoạn phát triển đến năm 2030, dự kiến huyện Hoài Đức nâng cấp lên quận, huyện Hoài Đức sẽ tập trung phát triển thành khu vực đô thị hiện đại, năng động và bền vững. Xây dựng các khu đô thị hiện đại, sinh thái, thông minh, gắn với mô hình TOD có hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, bền vững, với đầy đủ các tiện ích xã hội. Khu vực nông thôn kết nối hài hòa với khu vực đô thị hóa, được bảo tồn, giữ gìn bản sắc gắn với các không gian làng nghề (khu vực nằm ngoài đê tả Đáy) đế phục vụ phát triến du lịch. Ưu tiên phát triển thương mại, tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ logistics, dịch vụ giáo dục, y tế, công nghiệp văn hóa, thế thao. Phát triển các cụm công nghiệp làng nghề góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế địa phương.

Vùng huyện Mỹ Đức: Là vùng văn hóa, di sản đặc thù phía Nam Thủ đô, kết nối với các khu vực di sản Bái Đính, Tràng An, Tam Chúc của các tỉnh phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển thành trung tâm du lịch văn hóa của Thủ đô và cả nước, gắn kết với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thân thiện với cảnh quan tự nhiên. Phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành tại khu vực trung tâm, xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị. Phát triển các ngành nông nghiệp chất lượng cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ không gian mặt nước các sông, suối, hồ lớn để tạo cảnh quan và thu hút du lịch.

Vùng huyện Phú Xuyên: Là khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô kết nối với các tỉnh phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Tập trung phát triển dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ y tế, nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp và hỗ trợ phát triển vùng nông thôn các huyện phía Nam. Phát triển làng nghề truyền thống và giới thiệu các sản phẩm làng nghề. Ưu tiên các hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển các tố họp sản xuất - dịch vụ - nghiên cứu trong nông nghiệp kết nối với các tỉnh phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc miền Trung. Hình thành các không gian thể thao, vãn hóa tại các khu vực dọc sông Hồng. Phát triển đô thị dịch vụ với hệ thống hạ tầng thương mại, các dịch vụ vận tải và logistics dựa trên lợi thế trục cao tốc và hệ thống đường sắt Bắc Nam.

Vùng huyện Sóc Sơn: Là khu vực cửa ngõ phía Bắc thành phố, kết nối với các tỉnh phía Bắc vùng Thủ đô. Tập trung phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các trung tâm logistics, dịch vụ vận tải gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và hành lang kinh tế xuyên Á; phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại, dịch vụ hàng không. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sinh thái, công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất để dự trữ phát triển trong tương lai; khai thác các giá trị của các di tích, rừng núi Sóc Sơn, vùng cảnh quan hồ, đầm, ven sông... phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Phát triển đô thị sinh thái ven sông theo hướng xanh, hòa nhập thiên nhiên. Phát trien các tô hợp giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, văn hóa thế thao với hệ thống hạ tầng đồng bộ...

Vùng huyện Gia Lâm: Là khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối với khu vực nông thôn, đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội. Phát triển các trung tâm dịch vụ logistics, thương mại dịch vụ chất lượng cao phục vụ hành lang kinh tế hướng biển trên cơ sở khai thác hiệu quả hệ thống đường sắt quốc gia và vận tải đường thủy. Xây dựng hoàn chỉnh trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo cấp vùng, hình thành các tổ hợp y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; phát triến mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường. Hình thành các trung tâm vui chơi, giải trí, công viên chuyên đề hiện đại, đắng cấp quốc tế; phát triến không gian xanh dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống.

Vùng huyện Thường Tín: Là huyện nằm ở phía Nam Thủ đô, đóng vai trò kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đầu mối trung chuyến phía Nam Thủ đô. Phát triển thương mại dịch vụ, logistics, hệ thống chợ đầu mối nông sản tồng họp cấp vùng; trung tâm trung chuyển hành khách liên tỉnh; sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các hệ thống đường trục, đường vành đai, hệ thống cảng thủy nội địa. Phát triển các khu đô thị theo hướng xanh với hạ tầng đồng bộ, tiện ích đầy đủ. Bảo tồn một số không gian làng truyền thống Bắc Bộ.

Vùng huyện Thanh Trì: Là huyện nằm ở vùng đô thị trung tâm mở rộng, đóng vai trò kết nối khu vực trung tâm Thủ đô với các tỉnh phía Nam vùng đồng Bằng sông Hồng. Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ y tế, logistics, công nghiệp theo hướng sạch, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường... Phát triến thành đô thị hiện đại, thông minh, sáng tạo có trình độ phát triển cao, hình thành các không gian thể thao - văn hóa cấp khu vực, các công viên sinh thái, hoạt động vui chơi giải trí dọc sông Hồng. Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và định hướng phát triển thành quận khi hội tụ đủ các điều kiện theo quy định.

Vùng huyện Ba Vì: Là huyện phía Tây Bắc Thủ đô, cửa ngõ kết nối giữa Thủ đô với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, có lợi thế phát triển du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng sinh thái, trải nghiệm chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế. Ket hợp phát triển nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân gôn, thế dục thế thao. Là vùng dự trữ phát triển của Thủ đô trong tương lai, nơi có những điều kiện đặc thù đế phát triển không gian xanh, du lịch; hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của Hà Nội, du lịch văn hóa của cả nước. Một phần của huyện Ba Vì dự kiến cùng với Sơn Tây sẽ trở thành thành phố du lịch vùng Thủ đô. Quy hoạch khu đón khách quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Vùng huyện Chương Mỹ: Là huyện ngoại thành phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội. Phát triển đô thị, công nghiệp dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội chất lượng cao, gắn kết với mạng lưới hạ tầng chung của Thủ đô Hà Nội nhằm hỗ trợ chia sẻ chức năng với đô thị trung tâm và trở thành động lực thúc đấy phát triển vùng hành lang xanh. Phát triển không gian du lịch văn hóa gắn với bảo vệ cảnh quan tự nhiên. Phát triến không gian các khu, cụm đại học tập trung nhằm cụ thể hóa chương trình di dời trường học từ trong nội đô ra ngoại thành với các khu vực Chúc Sơn và Xuân Mai là hạt nhân phát triển. Là vùng có các hoạt động sản xuất nông nghiệp năng suất, chất lượng cao và tiểu thủ công nghiệp làng nghề truyền thống. Phát triển vùng hành lang xanh gắn với chương trình phát triến nông thôn mới, song hành với bảo tồn, phát huy các giá trị về văn hóa, cảnh quan và bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển 2 đô thị Xuân Mai và Chúc Sơn. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ gắn với trục hành lang đô thị hóa quốc lộ 21, quốc lộ 6.

Vùng huyện Quốc Oai: Là huyện phía Tây, tiếp giáp giữa đô thị trung tâm mở rộng và thành phố phía Tây, là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm công nghệ. Phát triển nông nghiệp sạch, hiệu quả kinh tế cao với các mô hình chuyên canh và nông nghiệp sinh thái. Phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa. Là đô thị sinh thái, phát triển bền vững, cân bằng giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử, môi trường tự nhiên và vùng cảnh quan sông Đáy, sông Tích. Mở rộng và phát triển thêm các chức năng y tế, giáo dục, văn hóa cho thị trấn Quốc Oai, hướng đến là trung tâm hậu cần cho thành phố phía Tây và trung tâm thành phố Hà Nội. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch trải nghiệm. Cải tạo sông Đáy và sông Tích, bảo tồn các công trình di tích lịch sử hai bên sông, hình thành các tuyến du lịch dọc sông Tích, sông Đáy kết nối các diêm du lịch huyện lân cận. Thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, lịch sử.

Vùng huyện Thạch Thất: Là huyện phía Tây của Thủ đô, có một phần thuộc khu vực phát triển thành phố phía Tây (đô thị Hòa Lạc), với chức năng phát triến khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, thương mại dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, sinh thái. Đảm bảo vai trò không gian cửa ngõ tích cực phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao với trọng tâm là Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Đại học quốc gia Hà Nội. Phát ưiển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ. Phát triển đô thị gắn kết hài hòa với nông thôn và đặc điểm điều kiện tự nhiên tại khu vực. Hình thành các khu đô thị công nghệ cao dọc theo các trục giao thông chính như đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21.

Vùng huyện Phúc Thọ: Là huyện cửa ngõ phía Tây của đô thị trung tâm; thuộc hành lang xanh của Hà Nội. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chê biến nông sản, thực phẩm, may mặc và da giày, cơ khí chế tạo... và các sản phâm tiêu thủ công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Phát triển thương mại tập trung, dịch vụ logistics hiện đại. Khuyến khích phát triên nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hữu cơ. Ưu tiên phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng. Phát triển đô thị sinh thái, bền vững, cân bằng giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử, môi trường tự nhiên và vùng cảnh quan sông Hồng, sông Đáy, sông Tích.

Vùng huyện Thanh Oai: Là huyện phía Nam Thủ đô Hà Nội. Tập trung đâu tư phát triến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trung tâm thương mại, dịch vụ, logistics quan trọng phía Nam Thủ đô. Phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triên du lịch làng nghề truyền thống, du lịch văn hóa. Là vùng sản xuất nông nghiệp sạch, sinh thái quan trọng của Thủ đô; chuyển đổi mạnh mẽ ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quỵ mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và phương thức canh tác hữu cơ. Phát triển đô thị theo hướng sinh thái, phát triển nông thôn hiện đại. Hạ tầng đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ nhằm phát triển đô thị, kinh tế, xã hội với các không gian phát triển dọc theo trục Băc Nam và đường vành đai 4 đoạn đi qua địa bàn huyện.

Vùng huyện ứng Hòa: Là huyện ngoại thành phía Nam Thủ đô Hà Nội. Nằm trong quy hoạch vành đai xanh của Thủ đô. Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, công nghệ cao; chú trọng đầu tư vào chế biến nông, lâm sản giá trị cao, phát triển ngành nghề truyền thống, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề và các điểm di tích lịch sử. Đa dạng hóa các loại hình thương mại, dịch vụ và logistics theo hướng hiện đại. Phát triển đô thị sinh thái; bảo tồn, phát huy một số không gian làng truyền thống, làng nghề phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.

Vùng huyện Đan Phượng: Nằm ở phía Tây Bắc, là khu vực thuộc đô thị trung tâm mở rộng. Phát triển thương mại - dịch vụ, các khu đô thị mới hiện đại gắn với tuyến Vành đai 4 cúa Thủ đô. Khu vực phía Tây Vành đai 4 ưu tiên phát triển giáo dục, y tế, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp đô thị và đô thị sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái, thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao dọc sông Hồng, sông Đáy; du lịch văn hóa với trọng tâm là hình thành, phát triên không gian văn hóa, lịch sử thành công viên di sản văn hóa danh nhân Tô Hiến Thành, khơi thông dòng sông Nhuệ cổ, phát huy giá trị thành cổ Ồ Diên; phát triển vận tải đường thủy nội địa, du lịch, logistics dọc sông Hồng. Phát triển đô thị hiện đại, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề, khu vực nông thôn truyền thống.

N.Đăng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.