Theo đó, từ năm 2012, Đà Nẵng có chủ trương bán căn hộ
chung cư theo phương thức thanh toán: trả trước 50%, còn lại 50% trả
chậm trong vòng 10 năm cho cán bộ, công chức (CBCC) thực sự khó khăn về
nhà ở.
Các trường hợp không phải CBCC, viên chức mà khó khăn về nhà ở, đông nhân khẩu, nhiều thế hệ trong một căn hộ được mua trả góp theo phương thức 10 năm hoặc 20 năm (áp dụng cho các nhà chung cư thuộc dự án nhà thu nhập thấp thành phố mua lại 100 căn của Cty Đầu tư bất động sản và Tài chính Vicoland và 50% căn hộ của liên doanh Cty Đức Mạnh - Cty 579). Từ năm 2012, Đà Nẵng nghiêm cấm việc mua bán, sang nhượng chung cư trái phép, trường hợp vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi.
Chiều cùng ngày, trao đổi về quy định cấm sang nhượng
chung cư, tạm dừng nhập cư...tại Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng, vừa
bị Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng trái
luật, ông Nguyễn Bá Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp, cho hay: Sở chưa nhận được
văn bản thông báo này. Đây chỉ là văn bản Cục KTVB Quy phạm Pháp luật
báo cáo Bộ Tư pháp xoay quanh 4 vấn đề “nóng” của Nghị quyết 23.
Trước đó, Sở có văn bản gửi Cục này nêu rõ quan điểm
các vấn đề tạm dừng nhập cư, cấm sang nhượng chung cư xã hội (không phải
tất cả chung cư trên địa bàn - PV) là phù hợp với các văn bản pháp
luật.
Đây là ý kiến của Đà Nẵng từ thực tiễn phát sinh trên
địa bàn. Trường hợp có ý kiến kết luận của T.Ư như thế nào, Đà Nẵng sẽ
triển khai như thế, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu Bộ Công an phối hợp các bộ ngành tổ chức cuộc họp bàn, đánh giá về các đề xuất của TP Đà Nẵng thời gian qua để trình Thủ tướng Chính phủ. Trong khi chờ đợi kết luận này, Đà Nẵng tiếp tục triển khai các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội theo quy định hiện hành.