Theo chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng sẽ hợp nhất thành tỉnh mới có tên gọi Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 24.233km2, quy mô dân số hơn 3,3 triệu người.
Khi hợp nhất, ba tỉnh sẽ tạo thành một thực thể kinh tế - hành chính lớn mạnh hơn
Những năm qua, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận đều đạt được nhiều thành quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP duy trì ở mức khá, trong đó Bình Thuận đạt 7,25% năm 2024, Lâm Đồng bình quân 7,01%/năm trong giai đoạn 2021–2025, trong khi Đắk Nông ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ ở các chỉ số tăng trưởng, thu ngân sách và thu hút đầu tư.
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc, phát biểu kết luận, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chủ trương sáp nhập 3 tỉnh để hình thành tỉnh Lâm Đồng (mới) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị, quản lý, tổ chức lại không gian phát triển theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô và tối ưu hóa nguồn lực.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận và Đắk Nông. Ảnh: TTXVN
Khi hợp nhất, 3 tỉnh sẽ tạo thành một thực thể kinh tế - hành chính lớn mạnh hơn, với diện tích lớn nhất cả nước, đầu tư công tăng lên đáng kể, đủ sức đề xuất cơ chế đặc thù, thu hút các nguồn lực chiến lược và dẫn dắt phát triển vùng.
3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông có điều kiện tự nhiên riêng biệt nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, Lâm Đồng là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao; Đắk Nông có thế mạnh về khoáng sản; Bình Thuận có vai trò về năng lượng tái tạo, kinh tế biển.
Sự liên kết cao nguyên - trung du - duyên hải giúp hình thành chuỗi giá trị liên ngành, chuỗi đô thị liên kết, vùng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa đặc sắc, tạo nên không gian phát triển liên thông, hiệu quả và bền vững hơn.
Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng
Việc hợp nhất là cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng, phân bổ lại dân cư, hạ tầng, nguồn lực đầu tư theo định hướng chiến lược mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên phát triển mới.
Sau khi hợp nhất, Tổng Bí thư đề nghị, tỉnh Lâm Đồng mới khẩn trương xây dựng lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, dựa trên một cấu trúc không gian mở, kết nối 3 vùng sinh thái: cao nguyên - trung du - duyên hải, tạo nên một chỉnh thể phát triển thống nhất, đồng bộ và có khả năng lan tỏa mạnh.
Trong đó, các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, hệ thống cảng biển, sân bay, logistics, hạ tầng số và hành lang sinh thái phải được quy hoạch tích hợp, vận hành thông minh và gắn bó chặt chẽ; cần hình thành trục phát triển chiến lược Đông – Tây kết nối Tây Nguyên, duyên hải...
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, lợi thế điện gió, năng lượng mặt trời, nông nghiệp công nghệ cao, hệ sinh thái độc đáo từ cao nguyên đến biển sẽ là cơ hội để Lâm Đồng (mới) phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức.
Tỉnh phát triển nhanh nhưng phải bền vững, phải kiên định với định hướng phát triển xanh. Ngoài ra cần một chiến lược đủ tầm nhìn, đủ khả năng dẫn dắt phát triển không chỉ cho địa phương, mà còn góp phần vào định hình không gian phát triển vùng miền Trung - Tây Nguyên trong nhiều thập kỷ tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu tỉnh cần triển khai đồng bộ các đột phá chiến lược gắn với thực tiễn phát triển vùng và tinh thần nghị quyết lớn của Trung ương phải đồng bộ, nhất quán và bổ trợ lẫn nhau, trở thành động lực dẫn dắt mọi mặt phát triển, từ thể chế đến hạ tầng, từ doanh nghiệp đến con người.
-
Tính đến hết ngày 15/4, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.765.037 tỷ đồng.
-
Thị trường bất động sản tại tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập có gì đặc biệt?
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án), ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ được hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng (mới) với tổng diện tích tự nhiên lên đến 24.233,1 km² – trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam.
-
Lâm Đồng rà soát quy hoạch đô thị trước thời điểm sáp nhập tỉnh
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo về việc rà soát, tổng hợp quy hoạch đô thị và đánh giá chất lượng đô thị trong giai đoạn thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.








-
Sau sáp nhập, tỉnh này sẽ vượt qua Hà Nội, trở thành địa phương giáp nhiều tỉnh thành nhất
Trước sáp nhập, Hà Nội là địa phương duy nhất Việt Nam tiếp giáp 8 tỉnh khác, nhưng sau sáp nhập vị trí này đã thuộc về một tỉnh khác.
-
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 99/CĐ-TTg về bảo đảm việc sắp xếp đơn vị hành chính và vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn....
-
Quy định mới về cấp sổ đỏ từ ngày 1/7 người dân cần nắm rõ
Dưới đây là những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 người dân cần phải nắm rõ, giúp thực hiện các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện hơn.