Thừa
Thiên Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với diện tích
tự nhiên 5.064 km2, có chiều dài bờ biển 128 km và diện tích đầm phá
22.000 ha - lớn nhất Đông Nam Á. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển khá
đồng bộ, như Cảng Chân Mây, Cảng Thuận An, Cảng Hàng không quốc tế Phú
Bài, Cửa khẩu A Lưới, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí Minh, đường
sắt Bắc - Nam...
Đến với Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ, địa phương sẽ tập trung kêu gọi vào những lĩnh vực nào?
Chúng
tôi chú trọng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như du lịch và dịch vụ,
khu đô thị mới, khu công nghiệp; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
khu các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; kinh doanh bất động sản.
Thừa Thiên Huế có những cơ chế chính sách gì nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thưa ông?
Về
cơ chế chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, Thừa Thiên Huế có Quyết định
1337/2009/QĐ-UBND ngày 7/7/2009 về dành ưu đãi giá thuê đất, miễn giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng, hỗ
trợ bồi thường tái định cư… cho các dự án đầu tư vào các huyện Hương
Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông và A Lưới.
Ngoài
ra, các nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt khi đầu tư vào Khu
kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cửa khẩu A Đớt và vùng đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai.
Bên cạnh đó, tỉnh đã áp dụng một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, nhà đầu tư có thể đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh