Theo đó, quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu tổng quát là không ngừng nâng cao đời sống và phúc lợi xã hội cho người dân, đảm bảo mọi người dân dễ dàng tiếp cận các cơ hội phát triển và hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển.
Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực; phát triển toàn diện trên cơ sở tạo lập một hệ sinh thái phát triển hiện đại và bền vững; phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng xanh, hình thành nền kinh tế ít chất thải, trọng tâm là phát triển 03 trụ cột;...
Đối với phương án phát triển hệ thống đô thị, đến năm 2030, Bình Thuận có 16 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Phan Thiết), 1 đô thị loại III (thành phố La Gi), 3 đô thị loại IV (Phan Rí Cửa, Liên Hương, Võ Xu), 11 đô thị loại V.
Bình Thuận sẽ nghiên cứu mở rộng không gian phát triển thành phố Phan Thiết về phía Bắc (thuộc Hàm Thuận Bắc) và phía Tây (thuộc Hàm Thuận Nam). Đồng thời phát triển thêm 03 đô thị, bao gồm: đô thị Vĩnh Tân thuộc huyện Tuy Phong, đô thị Sơn Mỹ thuộc huyện Hàm Tân và đô thị Phú Quý.
Tỉnh cũng từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ, hiện đại về hạ tầng của các đô thị, nhất là các trung tâm huyện lỵ; hình thành một số khu đô thị mới, khu đô thị chức năng hiện đại, trước hết là hình thành khu đô thị sân bay Phan Thiết, đô thị Vĩnh Tân, đô thị Sơn Mỹ.
Đối với phương án phát triển mạng lưới giao thông, Bình Thuận sẽ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trục giao thông kết nối với mạng lưới giao thông quan trọng quốc gia đến các khu đô thị, du lịch, các khu, cụm công nghiệp và các khu vực tiềm năng phát triển của tỉnh.
Tỉnh cũng đầu tư 07 tuyến giao thông kết nối liên thông với đường bộ cao tốc đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng, quy mô tối thiểu 2 làn xe; 06 tuyến giao thông chính kết nối đến cảng hàng không Phan Thiết, Khu du lịch quốc gia Mũi Né; phát triển 05 tuyến giao thông phục vụ phát triển dịch vụ logistics tại khu vực Cảng biển Vĩnh Tân...
Để thực hiện, Bình Thuận đã đề ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu, gồm: Huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư; Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ; Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; Giải pháp về huy động nguồn lực đất đai; Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
-
Bất động sản 24h: Bình Thuận sẽ khởi công dự án khu công nghiệp Tân Đức trong năm nay
Đã phong tỏa 88 tài khoản của Công ty Nhật Nam, 20 tài khoản không có tiền hoặc còn rất ít; An Giang muốn nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường, bến cảng; Bình Thuận chạy nước rút để khởi công khu công nghiệp gần 300ha, vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.








-
Sắp khánh thành hai tuyến đường gần 1.700 tỷ đồng tại Bình Thuận
Ngày 19/4 tới đây, tuyến trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà và tuyến Hàm Kiệm – Tiến Thành đã được khánh thành nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận.
-
Bình Thuận đấu thầu tìm nhà đầu tư cho 2 dự án khu đô thị mới
Sáng ngày 2/4, tại tỉnh Bình Thuận đã diễn ra kỳ họp thứ 33 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa XI .
-
Họp bàn định hướng phát triển các khu công nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chỉ đạo gì?
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa chủ trì cuộc họp rà soát định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.