Tuy nhiên, khi xem xét kỹ những văn bản có liên quan đến dự án, chúng tôi nhận thấy có những sự bất thường, không thống nhất.

Những câu hỏi đặt ra từ sự khuất tất của dự án

Hộ ông Nguyễn Văn Năm vừa nộp thuế nhà đất vào ngày 20/4/2011

Biết trước dự án sẽ điều chỉnh?

Thứ nhất, đó là trong Quyết định số 3553/QĐ- UBND, tại khoản 9, Điều 1 về phương án xây dựng (thiết kế cơ sở) đã ghi rất rõ: “Mặt cắt ngang toàn tuyến B= 46m”. Cũng tại khoản 9, Điều 1 chỉ duy nhất nói đến đoạn qua chùa Yên Phú là có mặt cắt 39m. Không có điều khoản nào nói đến đoạn km 185+112 đến km 185+282 có mặt cắt 53m cũng như các đoạn mở rộng khác tại km 186+ 645 đến km 186+ 713; km 186+ 713 đến km 187+ 136. Phải đến Quyết định số 1513 mới thể hiện “có 3 đoạn mở rộng cục bộ về phía Đông”.

Mặt khác, ngày 30/3/2011, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mới ký Quyết định số 1513 nhưng ngay ngày 29/3/2011 UBND xã Tứ Hiệp đã có giấy mời các hộ dân đến họp để “thông qua các văn bản pháp lý liên quan đến dự án GPMB QL 1A” và sau đó các hộ dân đã “té ngửa” vì những chi tiết bổ sung” của Quyết định số 1513 được thông báo tại cuộc họp lúc 8h30 ngày 31/3/2011. Phải chăng đã có người “biết trước” nội dung bổ sung của Quyết định số 1513 (mặt cắt 53- 56m) sẽ nhất định được thông qua? Có người đã đặt câu hỏi rằng vì sao Quyết định số 3553 ký ban hành ngày 19/7/2010 và được người dân ủng hộ thì việc triển khai lại tương đối chậm trong khi Quyết định số 1513 bị người dân phản ứng thì được thông báo rất gấp?

Ai lợi, ai thiệt?

Nhiều hộ dân tại khu vực dự án còn cho biết, trước đó, lãnh đạo Kho cơ điện đã nhiều lần vận động các hộ dân tại khu vực cửa kho (km 185+112 đến km 185+282) di dời đi nơi khác nhưng không được chấp nhận; sau đó họ khẳng định sẽ bằng mọi giá phải GPMB để phần đất của họ được “ăn” ra mặt tiền QL 1A!?

Do đó, nhiều hộ dân tỏ ý nghi ngờ việc UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1513 nhằm tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp (Kho cơ điện) hưởng lợi đồng thời rất nhiều hộ dân sẽ phải dời đi- điều đó cũng có nghĩa họ sẽ là đối tượng bị thiệt hại.

Những câu hỏi đặt ra từ sự khuất tất của dự án

Đây là sơ đồ dự án sẽ được xây dựng trên phần diện tích đất của Kho cơ điện?

PV báo điện tử Công luận đã thu thập được một số thông tin về một dự án xây dựng khu nhà ở trên diện tích khoảng 4,5 ha của Kho cơ điện Bộ Nông nghiệp & PTNT. Theo đó, trong tương lai, tại khu đất này sẽ hình thành một tiểu đô thị gồm nhà cao tầng, thấp tầng, khu vườn hoa, cây xanh… Một dự án siêu thị lớn cắm châm ở đây cũng đã được tính đến. Theo một số người dân, cách đây khoảng 3 tháng, đơn vị chủ quản của Kho cơ điện đã tổ chức giới thiệu dự án trên công khai, hiện nay đang hô hào huy động vốn đầu tư cho dự án kiểu “bán lúa non”. Bởi số tiền tạm tính cho dự án lên đến 1750 tỷ đồng nhưng vốn của chủ đầu tư chỉ chiếm một phần nhỏ… Liệu có phải là đã có một dự án nghìn tỷ đã đón đầu việc Kho cơ điện được ăn ra mặt tiền QL 1A?

Những biểu hiện bất thường, không hợp lý

Theo chúng tôi, tại dự án cải tạo, nâng cấp QL 1A đoạn Văn Điển- Ngọc Hồi, việc mở rộng cục bộ một số đoạn tuyến về phía Đông là không hợp lý, gây lãng phí các nguồn lực của xã hội, đồng thời tạo thêm gánh nặng cho ngân sách.

Lý do là trên đoạn đường chưa đầy 4 km đã có tới 4 điểm có chiều rộng khác nhau, điều đó sẽ khiến bộ mặt đường phố lồi lõm, thò thụt và nhếch nhác. Việc một số cán bộ của dự án cho rằng mở rộng vỉa hè lên 15m để thực hiện một số công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ là sự bao biện nhằm che giấu mục đích khác. Bởi hạ tầng kỹ thuật sẽ thực hiện đồng bộ trên phần vỉa hè 8m (nếu cần phải 15- 18m thì những đoạn tuyến không được mở rộng về phía Đông hạ tầng kỹ thuật sẽ nằm ở đâu?) hơn nữa chỉ có những đoạn ngắn mới có vỉa hè rộng 15- 18m là không cần thiết và không có nhiều ý nghĩa.

Mặt khác là việc mở rộng vỉa hè sẽ phải di chuyển nhiều hộ dân, gây khó khăn cho công tác GPMB, có thể dẫn đến việc dự án dây dưa, kéo dài, chậm được quyết toán. Nguồn kinh phí đền bù, hộ trợ để người dân di dời sẽ là con số không nhỏ sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách và không thuận với chủ trương cắt giảm chi tiêu, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Đồng thời, việc phải di dời sẽ làm xáo trộn cuộc sống của hàng chục hộ dân với hàng trăm con người.

Trước những đề nghị có lý có tình của người dân, đề nghị UBND thành phố Hà Nội cân nhắc giữa cái “lợi” và cái “hại”, xem xét hủy bỏ Quyết định số 1513/QĐ- UBND ngày 30/3/2011, tiếp tục cho triển khai dự án với mặt cắt tuyến đường 46m theo Quyết định số 3553/QĐ- UBND ngày 19/7/2010.

Theo Nhà Báo & Công Luận
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0