16/01/2013 8:46 AM
Theo Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2015, cả nước cần khoảng 17,9 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở tái định cư, theo Dự thảo nghị định về phát triển, quản lý nhà tái định cư do Bộ Xây dựng trình Chính phủ, nhà nước sẽ chủ động chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà ở tái định cư và có các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở tái định cư. Tại khu vực đô thị, sẽ hạn chế đầu tư xây dựng các dự án tái định cư riêng lẻ để giải quyết theo hướng tập trung đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội, mua căn hộ trong các dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới để bố trí tái định cư...

Ý tưởng mua lại nhà thương mại để phục vụ tái định cư không phải là mới và là ý tưởng tốt. Song, ý tưởng đó chỉ đi vào cuộc sống khi có sự minh bạch, khách quan.

Bộ Xây dựng đề xuất: Chủ đầu tư dự án tái định cư phải lập phương án mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, trong đó nêu rõ địa điểm mua, số lượng, dự kiến giá mua, tiến độ bàn giao, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Giá mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư được xác định theo nguyên tắc: Trường hợp đất xây dựng nhà ở do nhà nước trực tiếp quản lý hoặc đất do nhà nước đã bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí đầu tư xây dựng, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 15%; trường hợp đất xây dựng nhà ở do chủ đầu tư tự bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 10%; trường hợp chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước thì giá mua nhà ở bao gồm cả tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về tính khả thi và sự minh bạch của chủ trương này.

Thứ nhất,với mức giá mua lại nhà thương mại được thể hiện trong tờ trình, giá nhà tái định cư sẽ cao hơn những căn hộ thương mại. Chẳng hạn, theo ông Nguyễn Mạnh Hà- Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản- các địa phương tùy theo nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà tái định cư mà quyết định. Bộ Xây dựng đang xem xét mua lại một số dự án có giá bán từ 15- 17 triệu đồng/m2nhằm phục vụ mục đích an sinh xã hội và phục vụ các nhu cầu nhà ở của cơ quan nhà nước... Khi giá nhà tái định cư cao hơn giá nhà ở thương mại thì việc “nhà nước mua lại nhà thương mại trên thị trường để thực hiện chương trinh tái định cư” có thực sự cần thiết? Người dân sẽ phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn khi nhận nhà tái định cư hoặc nhà nước sẽ phải chi một số tiền lớn hơn để mua nhà phục vụ cho việc tái định cư?

Có ý kiến đã thẳng thắn cho rằng, với những đề xuất như trong dự thảo nghị định, chủ trương nhà nước mua lại căn hộ thương mại tái định cư sẽ tốn công sức, tiền bạc nhưng không đem lại hiệu quả. Lý do: Giá nhà tái định cư cấu thành sẽ rất cao, thậm chí cao hơn cả các dự án nhà ở thương mại đang bán trên thị trường. Đó là điều vô lý!

Thứ hai,cơ chế mua, bán như thế nào để tránh tình trạng xin- cho? Vấn đề quan trọng là phải xác định tiêu chí rõ ràng, minh bạch về những dự án nào sẽ được nhà nước mua lại? Nếu vấn đề đó chưa được làm rõ, chắc chắn sẽ nảy sinh cơ chế “xin- cho” và gắn liền với nó là tham nhũng. Bởi thực tế hiện nay, có khá nhiều dự án đang chào bán với giá thấp hơn giá dự kiến mua lại nhà thương mại để phục vụ tái định cư của Bộ Xây dựng. Chẳng hạn, trên thị trường TP.HCM, nhiều doanh nghiệp đang bán nhà thương mại với giá khoảng từ 12- 13 triệu đồng/m2. Điển hình như dự án Ehom3 của Công ty phát triển nhà Nam Long bán với giá 12 triệu đồng/m2, hỗ trợ lãi suất 0%; dự án của Công ty Lê Thành giá 13 triệu đồng/m2; dự án của Công ty Hoàng Quân giá 12 triệu đồng/m2...

Thứ ba,theo nội dung của dự thảo nghị định, Bộ Xây dựng mua lại dự án của doanh nghiệp để làm nhà ở xã hội thì phải có một tổ chức thực hiện mua, bán phải có nguồn tài chính lớn, phải có quy trình xét duyệt dự án nào được mua, được bán... Doanh nghiệp nào sẽ được Bộ Xây dựng lựa chọn? Và, rất có thể qua khâu trung gian đó, giá nhà tái định cư sẽ cao hơn nữa. Ai sẽ mua và ai sẽ chịu thiệt với mức giá cao vô lý như vậy?

  • Xóa sổ “luật con” về đất đai

    Xóa sổ “luật con” về đất đai

    Phát biểu tại phiên thảo luận dự luật Đất đai (sửa đổi) chiều qua 15.1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị việc sửa đổi luật lần này cố gắng thành bộ luật hoàn chỉnh, hạn chế tối đa việc ban hành nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn.

  • Chuyển đổi nhà ở thương mại sang xã hội: Có một lối thoát cho thị trường bất động sản?

    Chuyển đổi nhà ở thương mại sang xã hội: Có một lối thoát cho thị trường bất động sản?

    Trong các phương án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, thì phương án được tập trung chú trọng nhất là cho phép các doanh nghiệp được phép chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để giải phóng hàng tồn kho, tạo tính thanh khoản cho thị trường. Từ đây, sẽ tháo nút thắt khó khăn cho các ngành nghề khác.

  • Khu công nghiệp “mắc nghẹn”

    Khu công nghiệp “mắc nghẹn”

    Nhiều khu, cụm công nghiệp ở TP Cần Thơ đang đối mặt với tình trạng “treo” nhiều năm, ì ạch giải phóng mặt bằng, khó thu hút đầu tư… Trong lúc chờ đợi địa phương loay hoay tìm giải pháp, hàng ngàn hộ dân rất bức xúc vì đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Hải Yến (Báo Tin tức)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.