Quang cảnh buổi làm việc giữa UBND tỉnh Lai Châu với các nhà đầu tư bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.
Tính đến ngày 30/3/2021, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 249 dự án đã được UBND tỉnh Lai Châu quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 125.414 tỷ đồng. Trong đó số, thủy điện có 100 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 115.512 tỷ đồng và công suất lắp máy 3.510 MW.
Đến nay, Lai Châu có 135 dự án đã hoàn thành, với tổng vốn đăng ký đầu tư 79.935 tỷ đồng. Dự án đang triển khai thực hiện 82 dự án, có tổng vốn đăng ký đầu tư 38.312 tỷ đồng và 32 dự án đang bị chậm tiến độ, tổng vốn đầu tư 7.167 tỷ đồng. Hầu hết, nguyên nhân các dự án đang bị chậm tiến độ đều gặp những khó khăn, vướng mắc do liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; liên quan đến đất rừng tự nhiên, đến điều chỉnh lại quy hoạch và chậm thực hiện các thủ tục pháp lý và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tại buổi làm việc, các Nhà đầu tư đã thông tin về tình hình hoạt động, quá trình triển khai và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, điều chỉnh lại quy hoạch, chậm thực hiện các thủ tục pháp lý, nghĩa vụ thuế... Đồng thời đề nghị UBND tỉnh: Hỗ trợ các Nhà đầu tư trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; chỉ đạo công tác phối hợp của chính quyền địa phương cấp cơ sở; tạo điều kiện về hành lang pháp lý; UBND tỉnh thường xuyên gặp gỡ, tháo gỡ khó khăn cho các Nhà đầu tư; cho doanh nghiệp thuê đất trong thời gian chờ phê duyệt quy hoạch...
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mắc ca Lai Châu Phạm Quang Tú cho biết: Dự án của công ty sẽ đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2021, tuy nhiên đến nay dự án chưa triển khai được do gặp một số vướng mắc trong khâu bồi thường giải phóng mặt bằng và việc thuê đất ở địa phương. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn UBND tỉnh Lai Châu sớm chỉ đạo các địa phương, đơn vị nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sớm hoàn thiện thủ tục hồ sơ thuê đất.
Theo các nhà đầu tư, việc chậm tiến độ các dự án chủ yếu liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, điều chỉnh lại quy hoạch, chậm thực hiện các thủ tục pháp lý...
Trước những ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, đại diện lãnh đạo tỉnh Lai Châu, các địa phương và sở, ban ngành cũng giải thích rõ về một số quy định của pháp luật về thủ tục liên quan đến đất đai; hướng dẫn các đơn vị, nhà đầu tư về các thủ tục đất đai để thực hiện cho thuận lợi. Đồng thời, chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư và mong muốn các nhà đầu tư chủ động phối hợp với các huyện, trung tâm phát triển quỹ đất để đăng ký nhu cầu sử dụng đất theo đúng quy hoạch. Mặt khác, chú trọng công tác dân vận vận động người dân trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh các thủ tục mang tính pháp lý.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng cho biết: Năm 2020, Lai Châu là một trong những tỉnh có tăng trưởng dương và ở tốp khá; thu ngân sách đạt 2.327 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay; thu nhập bình quân đầu người 43 triệu đồng vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội; toàn tỉnh có 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới; lần đầu tiên có 47 sản phẩm OCOP được công nhận; an ninh quốc phòng được đảm bảo, xây dựng biên giới ổn định, hợp tác, cùng phát triển... Để có đươc sự thành công đó, ngoài những đóng góp của cả hệ thống chính trị, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, còn có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu chỉ đạo buổi làm việc.
Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ mong muốn các Nhà đầu tư thể hiện sự quyết tâm của mình trong quá trình đầu tư tại tỉnh; tham gia vào các tổ chức Hội (Hiệp Hội doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh) để tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp mạnh. Đồng thời, đề nghị trong quá trình triển khai dự án tại tỉnh, các Nhà đầu tư cần cử những người có trình độ, có kinh nghiệm để giải quyết được những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Về phía tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị các sở, ngành ngoài ý kiến đã trả lời tại buổi làm việc, tất cả các ý kiến còn lại sẽ trả lời bằng văn bản chính thức cho Nhà đầu tư. Đồng thời, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ công tác do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời cho các Nhà đầu tư. Công an tỉnh hỗ trợ để ngăn chặn các trường hợp cố tình gây rối, gây khó khăn cho các Nhà đầu tư. Các sở ngành liên quan cần tiếp tục đồng hành với các Nhà đầu tư, nhất là trong cải cách thủ tục hành chính nội bộ của ngành mình. Đối với cấp huyện cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; đặc biệt quan tâm công tác minh bạch...
-
Lai Châu: Trung tâm thương mại giữa thành phố bỏ không nhiều năm
Nằm ở vị trí đắc địa, nhưng Trung tâm thương mại thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã bị bỏ không nhiều năm nay. Nhà đầu tư dự án này giờ không biết đi đâu?
-
Lai Châu công bố quy hoạch dự án nghỉ dưỡng Pắc Ta và khu du lịch suối Phiêng Phát
Ngày 15/11, Sở Xây dựng Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch suối Phiêng Phát và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Pắc Ta....
-
Lai Châu trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án hơn 5.000 tỷ đồng
Ngày 13/10, Lai Châu đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 với loạt dự án được ký kết, trao chủ trương quyết định đầu tư.
-
Một tỉnh miền núi phía Bắc vừa chấp thuận đầu tư khai thác 600.000 tấn đất hiếm/năm
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh này sớm xây dựng quy hoạch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất hiếm.