Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương liên quan, trong đó:
Đối với việc rà soát cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND các huyện: Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật tham mưu điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của từng huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, làm cơ sở cập nhật các công trình trọng điểm vào danh mục dự án cần thu hồi đất trình HĐND tỉnh phê duyệt.
Về công tác thực hiện các quy hoạch phân khu, yêu cầu UBND hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong xây dựng lên lộ trình cụ thể, tích cực triển khai các công việc tiếp theo để sớm đưa các dự án vào kêu gọi đầu tư theo quy định.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo công việc cụ thể đối việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không Phan Thiết (hạng mục hàng không dân dụng) và xây dựng Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050…
Theo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 không gian huyện Tuy Phong được định hướng như sau: Phát triển huyện Tuy Phong hướng tới bền vững, gắn liền với tăng trưởng xanh và ổn định, tăng trưởng kinh tế gắn liền với nâng cao mức sống dân cư khu vực thành thị và nông thôn; hình thành một cơ cấu kinh tế, không gian kinh tế tiên tiến, hiện đại theo hướng công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch và nông nghiệp. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thu hút đầu tư nuôi trồng, chế biến thủy sản; ưu tiên phát triển năng lượng điện gió và điện năng lượng mặt trời; phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch đồng bộ, gắn kết với phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của huyện. Phát triển khu vực đô thị văn minh, hiện đại, với 01 đô thị loại III trung tâm tiểu vùng phía Bắc tỉnh Bình Thuận trên cơ sở nâng cấp, mở rộng thị trấn Liên Hương hiện nay. Bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách; phối hợp, hỗ trợ phát triển có chọn lọc lĩnh vực năng lượng sạch, nhất là các dự án điện gió, điện mặt trời; ưu tiên tiêu thụ và sản xuất vật liệu từ xỉ than, phát triển ngành cơ khí, chế biến thủy sản, chế biến sản phẩm nông nghiệp chế biến Soda, cây Mủ Trôm; các dự án may mặc, da giày…
Tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ, đưa ngành thương mại, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao chất lượng du lịch, tạo điều kiện xây dựng và hoạt động các dự án du lịch đã được tỉnh chấp thuận đầu tư; tập trung thúc đẩy phát triển du lịch tuyến Hòa Thắng - Phan Rí Cửa, Tà Năng - Phan Dũng, Khu bảo tồn biển Hòn Cau; liên kết hình thành các tour, tuyến du lịch mới, gắn du lịch cảnh quan thiên nhiên với du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển và tổ chức các hoạt động thể thao biển (như bơi lặn, lướt ván, lướt sóng...).
Phát triển hệ thống dịch vụ Logistics kết nối thông qua Cảng quốc tế Vĩnh Tân, nhất là hỗ trợ Trung tâm dịch vụ logistics tại xã Vĩnh Tân và dịch vụ kho bãi Cảng quốc tế Vĩnh Tân nhằm kết nối và lưu thông hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và phát triển các khu, cụm công nghiệp.
Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tập trung sắp xếp, tái cơ cấu lại nghề cá; chú trọng nuôi trồng thủy sản; chế biến hải sản; nâng cao chất lượng tôm giống Tuy Phong. Hình thành các nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm), vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp (lúa, thanh long). Phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội (nông - lâm kết hợp).
Định hướng phân bố không gian huyện Bắc Bình: Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo môi trường. Khai thác hiệu quả các tiềm năng về năng lượng, khoáng sản, quan tâm thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm sản và công nghiệp phụ trợ chế biến sâu titan. Triển khai các dự án thăm dò, khai thác, chế biến sâu Titan khu vực Lương Sơn I, II, III. Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Sông Bình theo hướng thu hút các ngành công nghiệp tổng hợp.
Phát triển dịch vụ - thương mại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, thương mại. Chú trọng các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, nông nghiệp công nghệ cao,… tận dụng lợi thế về giao thông kết nối vùng Tây Nguyên với Trung tâm du lịch, thể thao biển mang tầm quốc gia và cảng tổng hợp Vĩnh Tân để tiếp cận, hình thành, phát triển các loại hình dịch vụ mới, trong đó chú trọng dịch vụ logistics. Kết nối việc thực hiện Đề án trung tâm du lịch thể thao mang tầm quốc gia của tỉnh để tổ chức thực hiện hiệu quả vào các địa phương ven biển của huyện tạo tiền đề vững chắc để đưa du lịch của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sau năm 2025. Tăng cường các hoạt động liên kết đồng bộ du lịch biển với du lịch sinh thái vùng núi, rừng, gắn với tổ chức tốt các tua, tuyến du lịch. Khuyến khích phát triển loại hình du lịch homestay, farmsaty, mô hình du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao,... Hình Thành trung tâm thương mại dịch vụ; du lịch sinh thái ven biển cao cấp tại Hòa Thắng, du lịch cảnh quan hồ, núi, khu vực cảnh quan sinh thái đặc trưng Kalon - Sông Mao. Thu hút đầu tư hình thành một số trung tâm thương mại, siêu thị mi ni ở các xã, thị trấn, xây dựng mới chợ đầu mối Lương Sơn và các chợ Phan Rí Thành, Bình Tân và một số chợ nông thôn đủ điều kiện.
Phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả, quản lý chặt chẽ dịch bệnh gắn bảo vệ môi trường. Tích cực thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, bảo quản nông sản. Nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án nông lâm kết hợp các mô hình du lịch sinh thái. Xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương để tập trung xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Tăng diện tích cây thanh long, cây ăn quả khác theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Hình thành các vùng thâm canh cây thanh long và phát triển chăn nuôi bò, dê; phát triển nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm thịt và tôm giống). Đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có.
Phát triển hạ tầng kết nối các tuyến quốc lộ kết nối Lương Sơn - Đại Ninh, Liên Hương - Phan Dũng, cảng nước sâu Vĩnh Tân... làm động lực phát triển kinh tế không chỉ tại Bắc Bình mà của toàn tỉnh Bình Thuận.
-
Công bố bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Dự kiến ngày 28/2 tới đây, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Đề xuất đầu tư dự án hơn 1.800 tỷ đồng tại tỉnh Bình Thuận
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức họp mở rộng nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về đầu tư dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch - huyện Hàm Thuận Nam - Giai đoạn 1 tại xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam....
-
Bình Thuận thông báo xử lý các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận vừa phát đi Công văn số 6336/SKHĐT-HTĐT thông báo xử lý các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ được quy định trên địa bàn tỉnh Bình Thuận....
-
Cập nhật tiến độ triển khai thí điểm mô hình kinh tế ban đêm tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thí điểm mô hình kinh tế ban đêm tại thành phố Phan Thiết.