Đây là một trong các mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2, vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ.

Theo Dự thảo của Bộ Xây dựng về chính sách tiếp tục hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (Chương trình 167 giai đoạn 2), đặt mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 500.000 hộ nghèo, tạo điều kiện để các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững.

Cho vay lãi suất vay 3%/năm, thời hạn 10 năm

Bộ Xây dựng dẫn thống kê cho thấy, hiện cả nước có khoảng 510.000 hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở, nhà ở tạm bợ, dột nát hoặc chưa có nhà ở. Trong số đó khoảng 47% cư trú tại vùng không khó khăn, khoảng 25% số hộ cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 30 và khoảng 28% số hộ cư trú tại các thôn (bản) đặc biệt khó khăn.

Xây nhà cho người nghèo (Ảnh minh họa)

Do đó, Bộ Xây dựng dự kiến tổng cộng vốn Ngân sách Nhà nước cần 5.052,8 tỷ đồng (Ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 4.724,4 tỷ đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ khoảng 328,4 tỷ đồng). Bên cạnh đó, với mức vay 15 triệu đồng/hộ, cần khoảng 7.660 tỷ đồng từ ngân hàng chính sách. Ngoài ra, cần vốn huy động từ cộng đồng và đóng góp của hộ gia đình khoảng 6.128 tỷ đồng.

Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương quy định theo tỷ lệ cụ thể, tùy theo điều kiện ngân sách địa phương và mức quy định đối với địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về Ngân sách trung ương...

Đối với nguồn vốn cho vay, ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho ngân hàng Chính sách xã hội, 50% còn lại do ngân hàng Chính sách xã hội huy động. Đặc biệt, Bộ Xây dựng đề nghị cho người dân được vay mức tối đa 15 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay....

Tăng mức hỗ trợ

Bên cạnh việc đề xuất hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi nêu trên, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra rằng, mức hỗ trợ và mức vay theo quy định của Quyết định 167 (năm 2008, khi Quyết định 167 được ban hành) đến nay không còn phù hợp. Cụ thể, căn nhà diện tích 24m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên khoảng giá 23-24 triệu đồng. Sau 4 năm, đến nay, giá vật liệu xây dựng tăng 64%, chi phí nhân công cũng tăng so với trước.

Do đó, theo tính toán của Bộ Xây dựng, thời điểm hiện nay, cùng diện tích căn hộ tối thiểu 24m2, tuổi thọ 10 năm trở lên thì chi phí vật liệu và nhân công khoảng 36-37 triệu đồng.

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ và mức vay phù hợp với hệ số trượt giá, nhất là hệ số trượt giá vật liệu xây dựng để căn nhà có diện tích và chất lượng đảm bảo như quy định tại Quyết định 167.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 10 triệu đồng/hộ (những hộ cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 30 thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 12 triệu đồng/hộ, những hộ cư trú tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 14 triệu đồng/hộ).

Đối với những hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách khác nhưng nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ; đối với những hộ có nhà ở đã bị sập đổ do thiên tai thì thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ; đối với những hộ khu vực miền Trung thuộc diện được hỗ trợ chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716 nhưng có khó khăn về nhà ở thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ.

Tất cả những hộ thuộc diện đối tượng nêu trên nếu có nhu cầu thì được vay ưu đãi với mức tối đa 15 triệu đồng/hộ. Ngoài vốn Ngân sách nhà nước và vốn vay thì các hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động từ cộng đồng khoảng 12 triệu đồng/hộ.

Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung tiêu chí quy định đối tượng được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình 167 giai đoạn 2, phải có đủ các điều kiện sau: Là hộ nghèo thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở phải là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 02 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi chính sách có hiệu lực thi hành;

Hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 8 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát; Hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác, nhưng nay đã bị mất nhà ở hoặc nhà ở bị sập đổ hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hoả hoạn...;

Hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716 về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhưng có khó khăn về nhà ở.

Theo Quyết định 167, những căn nhà hỗ trợ phải có diện tích tối thiểu là 24m2, chính sách mới bổ sung thêm quy định đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn so với mức quy định chung nhưng không thấp hơn 18m2.

  • Sẽ có bản đồ giá đất

    Sẽ có bản đồ giá đất

    Pháp luật về đất đai phải phù hợp với nền kinh tế thị trường, đất đai phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch… <br/br>

  • Dân khu tập thể Nguyễn Công Trứ giao mặt bằng

    Dân khu tập thể Nguyễn Công Trứ giao mặt bằng

    Theo đúng kế hoạch, sáng 17/12, các lực lượng chức năng quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế thu hồi đất (đợt 1) đối với các hộ gia đình nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ không chấp hành di chuyển, bàn giao mặt bằng để thực hiện xây dựng nhà ở chung cư cao tầng N3 thuộc dự án thí điểm cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ. <br/br>

  • Thiết kế đô thị: Vội làm sẽ kém chất lượng

    Thiết kế đô thị: Vội làm sẽ kém chất lượng

    TP.HCM nên tiếp tục kiến nghị trung ương cho áp dụng các quy định về cấp phép xây dựng của TP từ trước đến nay.

Theo Hà Trần (VOV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.