HĐND tỉnh Ninh Thuận vừa thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Về tính chất, phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị hỗn hợp, đa dạng, lấy du lịch làm động lực phát triển, hướng tới đô thị thông minh, đô thị du lịch, đô thị biển, đô thị xanh và hướng đến hình thành đô thị loại I trong tương lai.
Đồng thời đáp ứng mục tiêu lấy phục vụ con người làm trung tâm, phát triển xanh, bền vững và thân thiện.
Về chức năng, đây là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội, thương mại dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật của tỉnh. Đây cũng là đô thị tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực về Dịch vụ - Thương mại - Du lịch, Công nghiệp; đô thị thông minh; đầu mối hạ tầng giao thông của tỉnh Ninh Thuận.
Đây còn là một trong những trung tâm du lịch của miền Trung và của cả nước.
Chưa hết, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là đầu mối giao thông liên vùng, trung tâm giao lưu kinh tế với vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (của cả nước) và miền Đông Nam Bộ.
Với các vùng động lực phát triển đô thị đặc trưng, sơ đồ cấu trúc phát triển không gian, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được phân thành 5 phân vùng lớn với những đặc tính và chức năng riêng biệt.
Cụ thể, phân vùng 1 là khu vực phát triển đô thị di sản, gồm một phần diện tích của các phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ.
Phân vùng 1 có diện tích khoảng 927,31 ha, với trọng tâm là các không gian xung quanh tháp Po Klong Garai và cộng đồng xung quanh. Khu vực này được chỉnh trang và xây dựng một công viên lịch sử cạnh sông Dinh. Tăng tính kết nối giữa không gian di sản đến không gian mới, ý tưởng nối kết từ quá khứ đến tương lai.
Phân vùng 2 là khu vực phát triển đô thị ven biển, gồm một phần diện tích của các phường Văn Hải, Mỹ Bình, Mỹ Hải, Mỹ Đông và phường Đông Hải.
Phân vùng 2 có diện tích khoảng 408,79 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2040 khoảng 59.500 người.
Đặc trưng của khu vực này là phát triển du lịch, vui chơi giải trí biển. Đặc điểm quan trọng sẽ bao gồm một đường đi dạo ven biển, quảng trường biển, những khách sạn cao tầng, các resort và dịch vụ hướng biển nhằm thể hiện hình ảnh của một thành phố biển.
Tại khu vực phía Bắc và Nam sông Dinh, trọng tâm là khu vực thôn Phú Thọ và cảng Cá Đông Hải. Đặc trưng của khu vực này là phát triển du lịch làng nghề truyền thống kết hợp khai thác dịch vụ thương mại dọc bờ kè biển, chỉnh trang đô thị và xây dựng các không gian công cộng nối kết.
Phân vùng 3 là khu vực phát triển đô thị trung tâm, gồm một phần diện tích của các phường: Văn hải, Mỹ Bình, Mỹ Hải, Mỹ Đông, Đài Sơn, Thanh Sơn, Phủ Hà, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Tấn Tài và một phần xã Thành Hải.
Phân vùng 3 có diện tích khoảng 2.250,64 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2040 khoảng 118.000 người.
Đây là khu đô thị hiện trạng được cải tạo và tái thiết, hình thành đô thị nén khu vực trung tâm thành phố, tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Trọng tâm là khu vực Quảng trường trung tâm gắn với Trung tâm hành chính tỉnh, các công viên trung tâm, khu bảo tàng, trục thương mại đường 16 tháng 4 nối kết ra biển.
Xây dựng khu đô thị mới hình thành những tuyến phố trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí như khu đô thị Đông Văn Sơn - Bắc Bình Sơn, khu công viên trung tâm và văn hóa thể thao. Phát triển trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế.
Quy hoạch định hướng kết hợp với các đặc trưng hiện có và tăng cường tính bản sắc gắn liền với các di tích, văn hóa để kiến thiết thành những không gian đô thị riêng. Phân vùng đô thị trung tâm thành khu đô thị có chức năng đa dạng thông qua kết nối các không gian công cộng.
Phân vùng 4 là khu vực phát triển đô thị sông Dinh, gồm một phần diện tích của các phường: Đạo Long, Phước Mỹ, Phủ Hà, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Tấn Tài và phường Mỹ Đông.
Phân vùng này có diện tích khoảng 791,30 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2040 khoảng 59.000 người.
Tại phân vùng 4, phát triển các khu vực đô thị dọc Sông Dinh dựa trên giá trị đặc trưng, không gian sống, không gian sinh hoạt và mặt nước là giá trị trọng tâm của phân vùng đô thị sông Dinh.
Phía Bắc Sông Dinh là khu đô thị hiện trạng được cải tạo, chỉnh trang, chức năng ở, không gian mở dọc sông kết hợp tăng kết nối cộng đồng và phát triển cảnh quan dọc sông. Phía Nam sông Dinh phát triển các khu vực du lịch theo hướng du lịch cảnh quan nông thôn và du lịch trải nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phân vùng 5 là khu vực phát triển đô thị kết nối (khu vực sân bay Thành Sơn), gồm một phần diện tích của các phường Phước Mỹ, Đô Vinh và một phần xã Thành Hải.
Phân vùng 5 có diện tích khoảng 3.540,75 ha (bao gồm sân bay Thành Sơn 2.117,5 ha), quy mô dân số dự kiến đến năm 2040 khoảng 55.000 người.
Đây là khu đô thị xây mới bởi sự tác động mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng giao thông. Khu vực này tập trung phát triển đầu mối giao thông vùng, có các chức năng giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao chất lượng cao, y tế, logistic, dịch vụ thương mại. Các khu vực được kết nối với nhau bằng các không gian công cộng và mảng xanh.
Trọng tâm của phân vùng 5 là khu vực đầu mối hạ tầng giao thông (bến xe mới, nhà ga đường sắt mới,…), công viên sáng tạo, Khu đô thị đại học, Trung tâm đổi mới sáng tạo, bệnh viện quốc tế, Khu Liên hợp thể thao. Các khu vực này tập trung phát triển theo hướng đô thị thông minh sáng tạo, hài hòa với thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống đô thị với các công trình hiện đại và không gian xanh công cộng rộng lớn.
-
Hà Đô đề xuất làm cụm công nghiệp 100 ha ở Ninh Thuận
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô hiện đang tiến hành các thủ tục để nghiên cứu đầu tư dự án cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
-
Năm 2025, Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận sẽ trình phê duyệt loạt đồ án quy hoạch quan trọng nào?
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
-
“Ông lớn” năng lượng Đức ngõ ý muốn đầu tư vào Việt Nam, Bộ Công Thương giới thiệu 2 tỉnh tiềm năng để đặt dự án
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, Công ty Blueberry Energy (Đức) đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào dự án “German Friendship Solar Project”. Mô hình này được kỳ vọng mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, đồng th...