Sáng 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận, góp ý kiến về các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai nhiệm vụ, tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, dự kiến Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tới đây sẽ diễn ra trong khoảng gần hai tháng. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ họp nhiều phiên để phục vụ công tác sắp xếp đơn vị hành chính.
Báo Dân Trí dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong giai đoạn 1 cả nước đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sang giai đoạn 2, chúng ta sẽ sửa đổi Hiến pháp và sửa một số luật để phục vụ cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã.
Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, trên toàn quốc có 63 tỉnh, thành phố, tới đây sẽ có chủ trương sáp nhập một số tỉnh, thành. “Như công bố, chúng ta sẽ sắp xếp khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành”, ông Mẫn nói.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Quốc hội
Với cấp huyện, ông cho biết nếu Hiến pháp thông qua sẽ không còn cấp huyện. Số đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay là 696. Cùng với đó, cả nước sẽ tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, mục tiêu giảm 60-70% trong tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã hiện có.
Về kỳ họp thứ 9, ông Mẫn cho biết dự kiến họp khoảng 2 tháng, trong đó nghỉ 2-3 tuần. Khoảng thời gian này, theo ông Mẫn, dành để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp.
“Từ cuối tháng 4 đến tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều phiên để sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã”, ông Mẫn nói và cho biết cả nước đang tích cực thực hiện kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị theo tinh thần Nghị quyết 18 là xây dựng bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Liên quan đến các dự án luật thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, các dự án luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những luật rất quan trọng, tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp như: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước như Luật Công nghiệp công nghệ số; bắt kịp sự vận động của xã hội, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo...
Bên cạnh đó, cũng có các dự án luật nhận được sự quan tâm nhiều của dư luận xã hội và các vị ĐBQH, như Luật Nhà giáo; đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm như Luật Việc làm (sửa đổi)...
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại các phiên họp tháng 01, 02 và tháng 3/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến rõ về những vấn đề cụ thể, quan trọng đối với từng dự án luật; thống nhất chỉnh lý nhiều nội dung so với dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp trước đó và chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ trình Hội nghị hôm nay.
Ông đề nghị đại biểu Quốc hội thảo luận, phân tích kỹ vấn đề mới trên tinh thần cập nhật những chỉ đạo, chủ trương mới của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các điều kiện cụ thể đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng thời đồng bộ với các luật mới được ban hành và các luật trong hệ thống pháp luật.
-
Nóng trong tuần: Chốt thời hạn trình đề án sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện
Trước 30/6: Quốc hội thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh; TP.HCM phê duyệt diện tích lấn biển hơn 1.357ha tại “siêu” đô thị Cần Giờ; Bộ Xây dựng có đề xuất đặc biệt để mời gọi doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội; Chờ sắp xếp đơn vị hành chính, Long An tạm dừng quy hoạch xây dựng vùng huyện... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
NÓNG: Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 30/8
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dự kiến chúng ta sẽ tập trung sáp nhập tỉnh và hoàn thành trước ngày 30/8, để vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bắt đầu từ ngày 1/9.
-
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập đã được xác định.








-
Lấy ý kiến về sáp nhập TP.HCM với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
TP.HCM triển khai lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để thành lập thành phố mới, nhằm mở rộng không gian phát triển.
-
Chủ tịch Quốc hội: Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước
Chủ tịch Quốc hội cho hay Trung ương Đảng đồng ý sáp nhập đơn vị cấp xã đảm bảo cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị so với hiện nay.
-
Tổng Bí thư: Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh thành, giảm 50% cấp xã
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các ủy viên Trung ương tập trung cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị cấp tỉnh còn 34 tỉnh thành, không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị cấp xã.