Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Quy hoạch và phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại II vào năm 2025
Phạm vi ranh giới đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận thuộc huyện Bảo Lâm (gồm 05 xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc) có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 59.849,2ha. Trong đó, thành phố Bảo Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 23.395ha.
Quy hoạch và phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và tiếp tục xây dựng thành phố tiệm cận tiêu chuẩn loại I vào năm 2040, theo xu hướng quy mô tương đương tỉnh lỵ.
Phát triển thành phố Bảo Lộc theo “cấu trúc đô thị 1 vành đai”. Đô thị lõi được bao bọc bởi tuyến đường vành đai nhằm kiểm soát sự phát triển và kết nối mềm mại với vùng phụ cận xung quanh. Tuyến đường vành đai đóng vai trò quan trọng trong sự liên kết và bảo vệ thành phố.
Thành phố Bảo Lộc là đô thị trung tâm phát triển các chức năng của đô thị tỉnh lỵ.
Vùng phụ cận phát triển theo định hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch nông nghiệp; nông nghiệp nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn không gian tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học; hình thành các cụm đô thị động lực hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm.
Cấu trúc các vùng đô thị gồm đô thị thành phố Trung tâm. Bên cạnh đó còn có các cụm động lực ngoại vi và các khu vực phát triển mới, gồm: Khu vực phát triển phía Bắc gắn với khu trung tâm hành chính mới cấp Tỉnh, trung tâm dịch vụ, ở hỗn hợp, công viên Hồ Nam Phương; Khu vực phát triển phía Tây Bắc gắn với khu du lịch Đam B’ri; Khu vực phát triển phía Nam gắn với khu du lịch núi Đại Bình; Khu vực phát triển phía Đông gắn với đô thị đại học hiện trạng; Khu vực phát triển phía Tây Bắc gắn với trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng.
Cấu trúc các vùng du lịch sinh thái gồm: Vùng du lịch thác Đam B’ri; vùng du lịch hồ Tiên; vùng du lịch công viên địa chất; khu vui chơi giải trí kết hợp nghỉ dưỡng và du lịch khám phá Rừng Bảo Lộc; khu du lịch núi Đại Bình; khu du lịch sông Dar’Nga; khu du lịch chăm sóc sức khỏe.
Cấu trúc các vùng cảnh quan và không gian mở gồm: Vùng công viên hồ Nam Phương; vùng cảnh quan rừng phòng hộ; vùng cảnh quan núi Đại Bình; vùng cảnh quan nông nghiệp.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng quy định cụ thể về kiểm soát phát triển không gian quy hoạch, kiến trúc 9 phân vùng phát triển.
9 phân vùng nói trên gồm: Vùng trung tâm đô thị quy mô 1.782,2 ha; Vùng phát triển mới phía Đông có tổng diện tích 2.536 ha; Vùng phát triển đô thị phía Nam có tổng diện tích 1.922,5 ha; Vùng phát triển dân cư và du lịch sinh thái có tổng diện tích 9.980,2 ha; Vùng phát triển đô thị mật độ thấp phía Tây có tổng diện tích 1.319,7 ha;
Vùng dự trữ phát triển phía Tây Bắc có tổng diện tích 2.681,2 ha; Vùng phát triển trung tâm xã Lộc An có tổng diện tích 1.196,9 ha; Vùng phát triển du lịch thác Đam B'Ri có tổng diện tích 2.769,7 ha; Vùng phát triển và bảo tồn nông lâm nghiệp có tổng diện tích 35.660,8 ha.
Định hướng phát triển của 11 phân khu
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã quy định cụ thể về kiểm soát phát triển đối với 11 phân khu.
Trong đó, phân khu phát triển phường 1 có diện tích 432,68 ha; Phân khu phát triển phường 2 có diện tích 672 ha; Phân khu phát triển phường B'Lao có diện tích 542 ha; Phân khu phát triển phường Lộc Phát có diện tích khoảng 2.598 ha; Phân khu phát triển phường Lộc Sơn có diện tích khoảng 1.221 ha.
Về định hướng chính, phát triển các phân khu nói trên trở thành khu đô thị trung tâm hiện hữu có tính chất chức năng là trung tâm văn hóa, lịch sử và di sản của thành phố Bảo Lộc, trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố Bảo Lộc.
Phân khu phát triển phường Lộc Tiến có diện tích 1.312 ha.
Về định hướng chính, phát triển phân khu phường Lộc Tiến khu vực phát triển hỗn hợp, đa chức năng; khu vực hiện trạng chỉnh trang là các khu vực dân cư hiện hữu được cải tạo; các khu vực phát triển mới theo hướng sinh thái, theo mô hình nhà vườn, làng đô thị sinh thái;
Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng khu vực núi Đại Bình; phát triển các khu thể dục thể thao tích hợp, khu sân golf đẳng cấp quốc tế để thu hút khách quốc tế và trong nước đến Bảo Lộc.
Ngoài ra, các quỹ đất còn lại dành cho dự trữ phát triển đô thị trong tương lai. Việc tổ chức giao thông liên hoàn khép kín, ưu tiên giải pháp cáp treo du lịch để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
Phân khu phát triển xã Lộc Thanh có diện tích 2.177 ha.
Về định hướng chính, cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư hiện trạng; xây dựng trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao kết hợp với không gian cảnh quan hồ Lộc Thanh với chức năng phục hồi chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, trồng rừng thông cải tạo vi khí hậu, hình thành chuỗi du lịch - khám chữa bệnh - nghỉ dưỡng hoàn chỉnh; phát triển mô hình nhà sinh thái, mật độ thấp kết hợp với cảnh quan mặt nước cây xanh;...
Phân khu phát triển xã Đại Lào có diện tích 6.080 ha.
Về định hướng chính, cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư hiện trạng dân cư nông thôn; phát triển xã Đại Lào trở thành khu vực cửa ngõ Tây của thành phố Bảo Lộc;
Đồng thời, xây dựng các trường đạo tạo liên vùng với các ngành nghề khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp kỹ thuật cao, thương mại dịch vụ,... để tạo nguồn nhân lực dồi dào có tay nghề cao để phục vụ cho xã cũng như là các địa phương lân cận khác.
Tại phân khu này, sẽ phát triển thương mại dịch vụ và các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp gắn với các hoạt động chế biến thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường,....
Phân khu phát triển xã Đam B’ri có diện tích 3.444 ha.
Về định hướng chính, cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư hiện trạng; phát triển các khu chức năng gồm du lịch, thương mại dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng;…
Bên cạnh đó, phát triển mở rộng đô thị nhằm bổ sung quỹ đất, giảm tải sức ép về dân số cho khu vực nội đô thành phố Bảo Lộc; là trung tâm hành chính - chính trị - văn hoá - giáo dục - thương mại - dịch vụ của xã ĐamB’ri.
Phân khu phát triển xã Lộc Châu có diện tích 3.679 ha.
Về định hướng chính, cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư hiện trạng; phát triển một cực đô thị quan trọng với trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật cao.
Tại khu vực núi Đại Bình sẽ phát triển đô thị hình thành khu dân cư mới mở rộng kết nối với đô thị TP. Bảo Lộc. Xung quanh núi Đại Bình sông Đại Nga, tổ chức phát triển các làng đô thị sinh thái nhà vườn mật độ thấp.
Tổ chức giao thông liên hoàn khép kín, ưu tiên giải pháp cáp treo du lịch để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
Phân khu phát triển xã Lộc Nga có diện tích khoảng 1.721 ha.
Về định hướng chính, cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư hiện trạng; phát triển nhà ở nông thôn kết hợp với hoạt động nông, lâm nghiệp; phát triển khu ở mới mật độ thấp; phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với cảnh quan;…
-
Novaland nói không liên quan sai phạm tại dự án Bộ Công an vừa có kết luận điều tra
Novaland cho hay ngay từ khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ các sai phạm của ông Nguyễn Cao Trí, doanh nghiệp đã tích cực hợp tác và cung cấp các tài liệu liên quan đến giao dịch dự án tại Lâm Đồng....
-
Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2024, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 ...
-
Bổ sung 3.761 tỉ đồng vốn cho dự án coa tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ra Nghị quyết thống nhất điều chỉnh nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1). Trong đó, ngân sách địa phương sẽ cân đối bổ s...