Trong phiên thảo luận chiều 25/5 về dự thảo luật thuế nhà đất, các đại biểu Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về khả năng chống đầu cơ của dự luật.
Dự thảo
luật thuế nhà đất trình Quốc hội chiều 25/5 không thay đổi nhiều so với
bản đã đưa ra bàn bạc tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa tháng 3. Theo
đó, nhà được loại ra khỏi đối tượng chịu thuế, với lý do chưa đủ điều
kiện áp dụng, chưa nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân, dự kiến
số thu cũng không lớn trong khi chi phí cho việc thu thuế lại cao… Và vì
vậy tên gọi của luật sẽ là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Để điều tiết mạnh và chống đầu cơ, ban soạn thảo kỳ vọng nhiều vào thuế đất, trong đó xác định thuế trong và ngoài hạn mức. Nếu trong hạn mức, thuế suất là 0,03%, ngoài hạn mức không quá 3 lần sẽ chịu thuế 0,06%, nếu vượt 3 lần sẽ chịu tới 0,1%.
Phần đất lấn chiếm, mặc dù không được thừa nhận tính hợp pháp, song để tránh thất thu ngân sách, ban soạn thảo vấn đề xuất đánh thuế 0,15% và khong áp dụng hạn mức tính thuế đối với loại đất này. Đối với đất sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp, mức thuế áp dụng là 0,03%, riêng với đất sử dụng sai mục đích, đất được giao mà không đưa vào sử dụng đúng thời hạn thì mức thuế là 0,1%
Trong báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ cũng đề nghị sửa đổi cách cộng dồn diện tích để tính thuế với trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất. Theo đó, việc cộng dồn diện tích đất chịu thuế là trên phạm vi từng tỉnh, thành phố chứ không phải trên phạm vi toàn quốc như dự thảo trước đây. Lý do là để đảm bảo tính khả thi và thuận tiện khi áp dụng luật.
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận, một số đại biểu vẫn tiếp tục đề xuất việc phải áp dụng thuế đối với nhà ở. Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) nêu lên một thực tế, xu hướng phát triển hiện nay là nhà ở chung cư và việc mua để đầu cơ là đa số. Vì thế, việc không đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế là chưa thuyết phục. Đồng tình với đại biểu Vũ Hồng Anh, đại biểu Lê Dũng (Tiền Giang) bổ sung: “Tôi nghĩ thực chất việc thu thuế nhà là thu thuế tài sản. Theo dự thảo thì chỉ thu ở một số người có thu nhập cao để điều tiết cho xã hội là cần thiết và hợp lý”.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) thì phân tích rõ hơn về những hạn chế của việc không đánh thuế nhà. “Chúng ta không đánh thuế nhà và tưởng rằng là ta bảo vệ dân nhưng một cán bộ có diện tích kiểu như nhà vườn do cha mẹ để lại thuộc định mức, nhà cấp 4, nhưng đất thuộc định mức theo thuế suất này vượt 3 lần định mức nên bị đánh thuế bằng người đầu cơ đất là 0,1%. Như vậy những người chỉ có một nhà nhưng thuế suất bằng người đầu cơ đất thì có chấp nhận được không? Xin thưa, không đánh nhà nhưng đánh đất như thế này thì cũng quá đánh nhà”, đại biểu này nói.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề xuất việc tăng mức thuế đối với diện tích đất vượt hạn mức để chống đầu cơ. Cùng với đề xuất thu thuế nhà, đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) còn góp ý: “Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy mức đầu tiên trong hạn mức tính thuế là 1%, trong khi mức lũy tiến cao nhất của dự án luật thuế này đề xuất là 0,1%. Tôi cho rằng việc đánh thuế cao đối với những phần nhà, đất vượt định mức sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thì đề xuất tăng thuế suất cho phần diện tích không quá 3 lần hạn mức thuế suất từ 0,06% lên 0,1%; diện tích vượt qua 3 lần hạn mức từ 0,1% lên 0,2%.
Không đề cập đến mức thuế suất vượt hạn mức nhưng đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) nhấn mạnh về khả năng chống đầu cơ rất yếu của dự thảo luật được đưa ra lần này: “Lẽ ra bộ luật này đang xây dựng hoặc khi ban hành xong thì giá nhà đất bên ngoài người ta phải nín thở để người ta nghe điều tiết tác động của dự án luật. Nhưng trong khi chúng ta làm luật như thế này bên ngoài giá đất vẫn tăng, đầu cơ vẫn tăng. Tôi nghĩ rằng tác động của dự án luật đối với vấn đề đó không được”.
Trong phần phát biểu cuối buổi thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích thêm về việc chỉ đánh thuế đất, không đánh thuế nhà là bởi giá trị ngôi nhà thường gắn với vị trí đất và giá trị của nhà suy cho cùng cũng là giá trị đất nên điều tiết vào đất để việc thu thuế có tính khả thi cao hơn.
"Theo tôi đánh thuế nhà hiện nay không hợp lý. Phần thu được không nhiều. Về nguyên tắc, nếu đánh thuế chỉ đánh trên giá trị phần nhà xây thô chứ không tính nội thất. Trong khi đó, với nhà cũ lại phải đánh thấp xuống thậm chí nhà hàng chục năm thuế bằng không. Về bản chất, một ngôi nhà đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào vị trí đất. Người ta đầu cơ một ngôi nhà chỉ vì vị trí đất", Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trao đổi với bên hành lang Quốc hội. Ông cho biết thêm, nếu cần thiết điều tiết để chống đầu cơ mạnh hơn, có thể tính tới phương án tăng thuế suất với đất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội - Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng chưa nên đánh thuế nhà. Theo ông, luật thuế này nên tập trung xử lý các vấn đề đất đai. "Còn nhà, cho dù là của người đầu tư hay của người dân bình thường đều đã chịu loại thuế khác, ví dụ mua gạch, xi măng sắt thép đã chịu thuế giá trị gia tăng… Nếu chúng ta đánh nữa thì thuế chồng thuế", ông trao đổi với báo chí.
Cũng theo ông Hiển, trong điều kiện mức sống của dân chưa cao, diện tích nhà ở trên đầu người thấp, chhưa nên thu thuế để kích thích đầu tư xây dựng nhà cửa. Khi nguồn cung nhà dồi dào, áp lực giá sẽ giảm đi. "Điều rất mới trong luật này là đánh thuế trên diện tích đất cộng dồn. Ngày xưa nếu một người sở hữu nhiều mảnh đất, chỉ bị đánh theo từng mảnh. Nhưng nay chúng ta cộng dồn lại để tính thuế, sau khi trừ phần trong hạn mức, phần vượt hạn mức sẽ chịu cao hơn. Đây cũng là điều buộc các nhà đầu cơ cân nhắc", ông Hiển nói thêm.
Diện tích đất lấn, chiếm sẽ bị đánh thuế ở mức 0,15%. Ảnh: Hoàng Hà |
Để điều tiết mạnh và chống đầu cơ, ban soạn thảo kỳ vọng nhiều vào thuế đất, trong đó xác định thuế trong và ngoài hạn mức. Nếu trong hạn mức, thuế suất là 0,03%, ngoài hạn mức không quá 3 lần sẽ chịu thuế 0,06%, nếu vượt 3 lần sẽ chịu tới 0,1%.
Phần đất lấn chiếm, mặc dù không được thừa nhận tính hợp pháp, song để tránh thất thu ngân sách, ban soạn thảo vấn đề xuất đánh thuế 0,15% và khong áp dụng hạn mức tính thuế đối với loại đất này. Đối với đất sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp, mức thuế áp dụng là 0,03%, riêng với đất sử dụng sai mục đích, đất được giao mà không đưa vào sử dụng đúng thời hạn thì mức thuế là 0,1%
Trong báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ cũng đề nghị sửa đổi cách cộng dồn diện tích để tính thuế với trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất. Theo đó, việc cộng dồn diện tích đất chịu thuế là trên phạm vi từng tỉnh, thành phố chứ không phải trên phạm vi toàn quốc như dự thảo trước đây. Lý do là để đảm bảo tính khả thi và thuận tiện khi áp dụng luật.
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận, một số đại biểu vẫn tiếp tục đề xuất việc phải áp dụng thuế đối với nhà ở. Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) nêu lên một thực tế, xu hướng phát triển hiện nay là nhà ở chung cư và việc mua để đầu cơ là đa số. Vì thế, việc không đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế là chưa thuyết phục. Đồng tình với đại biểu Vũ Hồng Anh, đại biểu Lê Dũng (Tiền Giang) bổ sung: “Tôi nghĩ thực chất việc thu thuế nhà là thu thuế tài sản. Theo dự thảo thì chỉ thu ở một số người có thu nhập cao để điều tiết cho xã hội là cần thiết và hợp lý”.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) thì phân tích rõ hơn về những hạn chế của việc không đánh thuế nhà. “Chúng ta không đánh thuế nhà và tưởng rằng là ta bảo vệ dân nhưng một cán bộ có diện tích kiểu như nhà vườn do cha mẹ để lại thuộc định mức, nhà cấp 4, nhưng đất thuộc định mức theo thuế suất này vượt 3 lần định mức nên bị đánh thuế bằng người đầu cơ đất là 0,1%. Như vậy những người chỉ có một nhà nhưng thuế suất bằng người đầu cơ đất thì có chấp nhận được không? Xin thưa, không đánh nhà nhưng đánh đất như thế này thì cũng quá đánh nhà”, đại biểu này nói.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề xuất việc tăng mức thuế đối với diện tích đất vượt hạn mức để chống đầu cơ. Cùng với đề xuất thu thuế nhà, đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) còn góp ý: “Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy mức đầu tiên trong hạn mức tính thuế là 1%, trong khi mức lũy tiến cao nhất của dự án luật thuế này đề xuất là 0,1%. Tôi cho rằng việc đánh thuế cao đối với những phần nhà, đất vượt định mức sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thì đề xuất tăng thuế suất cho phần diện tích không quá 3 lần hạn mức thuế suất từ 0,06% lên 0,1%; diện tích vượt qua 3 lần hạn mức từ 0,1% lên 0,2%.
Không đề cập đến mức thuế suất vượt hạn mức nhưng đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) nhấn mạnh về khả năng chống đầu cơ rất yếu của dự thảo luật được đưa ra lần này: “Lẽ ra bộ luật này đang xây dựng hoặc khi ban hành xong thì giá nhà đất bên ngoài người ta phải nín thở để người ta nghe điều tiết tác động của dự án luật. Nhưng trong khi chúng ta làm luật như thế này bên ngoài giá đất vẫn tăng, đầu cơ vẫn tăng. Tôi nghĩ rằng tác động của dự án luật đối với vấn đề đó không được”.
Trong phần phát biểu cuối buổi thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích thêm về việc chỉ đánh thuế đất, không đánh thuế nhà là bởi giá trị ngôi nhà thường gắn với vị trí đất và giá trị của nhà suy cho cùng cũng là giá trị đất nên điều tiết vào đất để việc thu thuế có tính khả thi cao hơn.
"Theo tôi đánh thuế nhà hiện nay không hợp lý. Phần thu được không nhiều. Về nguyên tắc, nếu đánh thuế chỉ đánh trên giá trị phần nhà xây thô chứ không tính nội thất. Trong khi đó, với nhà cũ lại phải đánh thấp xuống thậm chí nhà hàng chục năm thuế bằng không. Về bản chất, một ngôi nhà đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào vị trí đất. Người ta đầu cơ một ngôi nhà chỉ vì vị trí đất", Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trao đổi với bên hành lang Quốc hội. Ông cho biết thêm, nếu cần thiết điều tiết để chống đầu cơ mạnh hơn, có thể tính tới phương án tăng thuế suất với đất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội - Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng chưa nên đánh thuế nhà. Theo ông, luật thuế này nên tập trung xử lý các vấn đề đất đai. "Còn nhà, cho dù là của người đầu tư hay của người dân bình thường đều đã chịu loại thuế khác, ví dụ mua gạch, xi măng sắt thép đã chịu thuế giá trị gia tăng… Nếu chúng ta đánh nữa thì thuế chồng thuế", ông trao đổi với báo chí.
Cũng theo ông Hiển, trong điều kiện mức sống của dân chưa cao, diện tích nhà ở trên đầu người thấp, chhưa nên thu thuế để kích thích đầu tư xây dựng nhà cửa. Khi nguồn cung nhà dồi dào, áp lực giá sẽ giảm đi. "Điều rất mới trong luật này là đánh thuế trên diện tích đất cộng dồn. Ngày xưa nếu một người sở hữu nhiều mảnh đất, chỉ bị đánh theo từng mảnh. Nhưng nay chúng ta cộng dồn lại để tính thuế, sau khi trừ phần trong hạn mức, phần vượt hạn mức sẽ chịu cao hơn. Đây cũng là điều buộc các nhà đầu cơ cân nhắc", ông Hiển nói thêm.
Cafeland.vn - Theo VnExpress
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán đất mặt tiền tỉnh lộ 15. 15241m2, 386m2 thổ cư. 10triệu/m2
10 triệu - 15241m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0926146***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
STUDIO LẦU 2- 30M2- BANCOL- VƯỜN HOA- CỬA SỔ- TÁCH BẾP- CHỈ 6,2 TR/TH
6,2 triệu - 30m2
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0917915***
VIP
Mặt bằng 35m2 lối đi riêng - free 7 xe máy - có hầm làm kho lưu động - 7TR/TH
7 triệu - 35m2
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0917915***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
CƠ HỘI VÀNG: MUA BÁN SHOPHOUSE PARADISE WALK NGAY HÔM NAY
Thương lượng- 120m2
Phú Quốc, Kiên Giang
Hôm nay
0976849***
VIP
Flamingo Golden Hill: Đầu Tư Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng Đẳng Cấp Tại Hà Nam
Thương lượng- 105m2
Kim Bảng, Hà Nam
Hôm nay
0976849***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland