- Ngay sau khi Luật được thông qua, Tổng cục Quản lý đất đai đã chuẩn bị nội dung, tham mưu để Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/1/2014 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai. Chỉ thị đã giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành. Trước hết, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai như Nghị định, Thông tư, Quyết định; kiện toàn tổ chức bộ máy và đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý, sử dụng đất nhằm đảm bảo thi hành Luật.
Thứ hai, việc tổ chức thi hành Luật dựa trên một số nhiệm vụ trọng tâm như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công tác điều tra cơ bản về đất đai, đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ; xây dựng hệ thông thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; định giá đất. Thứ ba, phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.
Tổ hợp Văn phòng – thương mại và nhà ở của Viglacera, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai do Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì xây dựng đã được Chính phủ ban hành. Với thời gian ngắn như vậy, liệu có thể đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của các Nghị định?
- Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai, Chính phủ đã triển khai xây dựng và ban hành kịp thời các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để các Nghị định này có hiệu lực cùng ngày với Luật.Không phải sau khi Luật Đất đai được ban hành, các nội dung của Nghị định mới được chuẩn bị. Ngay trong quá trình xây dựng Luật, những nội dung của dự thảo các Nghị định đã được dự liệu. Đồng thời, ngay sau khi Luật được thông qua, Tổng cục đã gấp rút chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát lại nội dung dự thảo các Nghị định để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Từ đầu tháng 1/2014, các Dự thảo Nghị định do Bộ TN&MT chủ trì đã được gửi lấy ý kiến cụ thể của các bộ, ngành, cơ quan T.Ư và các địa phương.
Lĩnh vực đất đai vô cùng phức tạp, nhạy cảm, có tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, do đó, để đảm bảo nội dung của các Nghị định phản ánh được được thực tiễn của cuộc sống và khả thi, Tổng cục đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tại nhiều địa phương trên cả nước để lấy ý kiến. Mặc dù thời gian triển khai xây dựng các Nghị định không dài, song việc tổ chức xây dựng và ban hành các Nghị định vẫn đảm bảo tuân thủ quy trình chặt chẽ từ khâu xây dựng đến khâu thẩm định ban hành theo quy định của pháp luật.
Một trong những vấn đề người dân quan tâm là giá đất khi bị thu hồi thường thấp hơn so với giá thị trường, dẫn đến phát sinh các khiếu kiện sau này. Xin ông cho biết, những quy định trong Luật và Nghị định đã có những thay đổi gì để khắc phục được vấn đề trên?
- Ngoài 4 phương pháp định giá đất theo quy định hiện hành, Nghị định quy định bổ sung phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất mà thửa đất, khu đất có giá trị không lớn; xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau. Việc bổ sung phương pháp này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nước ta do số lượng thửa đất cần định giá còn lớn, năng lực của đội ngũ tư vấn giá đất còn hạn chế.
Quy định về khung giá đất còn theo hướng chi tiết đến 7 vùng kinh tế; quy định khung giá đất ở tại đô thị theo 2 nhóm: Đô thị đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và các loại đô thị còn lại; quy định tách riêng khung giá đất thương mại, dịch vụ ra khỏi khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do thực tế giá đất của loại này bằng hoặc cao hơn giá đất ở nhằm tăng thu thuế sử dụng đất; quy định các trường hợp điều chỉnh khung giá đất; nội dung điều chỉnh khung giá đất; trình tự điều chỉnh khung giá đất; hồ sơ, trách nhiệm tổ chức điều chỉnh khung giá đất.
Xin cảm ơn ông!
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.