Một góc đô thị TP.HCM, Ảnh: N.Đăng
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc tăng lên 45%, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt, 312 đô thị từ loại I đến loại IV và khoảng trên 620 đô thị loại V. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29 m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75%.
Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020 còn đề ra nhiệm vụ phát triển nhà ở đô thị với các yêu cầu sau:
Phát triển đa dạng các loại nhà ở có diện tích và mức độ tiện nghi đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lóp dân cư, từng bước giải quyêt nhu câu vê nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên.
Rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực công nghiệp.
Khuyến khích phát triển nhà chung cư để tăng quỹ nhà ở, các loại nhà ở phù họp với phong tục tập quán, điều kiện của các vùng miền.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi các thành phần kinh tế và các tổ chức tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.
Nhà ở tại các khu vực đô thị phát triển phải đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật - xã hội và nối kết với khu vực đô thị hiện hữu.
Số lượng đô thị được nâng cấp ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM đến năm 2020: Hà Nội: Thị xã Sơn Tây từ loại III lên loại II; Thị trấn Sóc Sơn, Thị trấn Phú Xuyên, Thị trấn Phú Minh, Thị trấn Xuân Mai, Thị trấn Quốc Oai, Thị trấn Chúc Sơn từ loại V lên loại IV. TP.HCM: Thị trấn Nhà Bè từ loại V lên loại IV. |