Việc ban hành kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1760/QĐ-UBND ngày 19/08/2022 của UBND tỉnh; xác định vị trí, khu vực phát triển nhà ở, số lượng quy mô dự án phát triển nhà ở trong năm 2023; xác định được tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng; số lượng, diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê trong năm 2023; dự báo diện tích đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trong năm 2023; dự báo nguồn vốn cho phát triển nhà ở trong năm 2023; cách thức tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc triển khai kế hoạch phát triển nhà ở.
Cụ thể, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2023 dự kiến đạt khoảng 24,9 m2 sàn/người (trong đó khu vực đô thị 25,7 m2 sàn/người; khu vực nông thôn 24,5 m2 sàn/người); diện tích nhà ở tối thiểu 9,2 m2 sàn/người
Tổng diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng năm 2023 đạt khoảng 1.338.819 m2 sàn; trong đó diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng cho từng loại hình: Nhà ở thương mại 164.000 m2 sàn; Nhà ở tái định cư 37.040 m2 sàn; Nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức 0 m2 sàn; Nhà ở xã hội 184.221 m2 sàn; Nhà ở dân tự xây 953.558 m2 sàn.
Dự báo nhu cầu vốn đầu tư nhà ở năm 2023 khoảng 7.774,49 tỷ đồng; trong đó: Nhà ở thương mại 1.886 tỷ đồng; Nhà ở tái định cư 174,09 tỷ đồng; Nhà ở xã hội 1.265,42 tỷ đồng; Nhà ở dân tự xây 4.481,72 tỷ đồng.
Dự kiến diện tích đất ở phát triển nhà ở trong năm 2023 khoảng 212,4 ha, bao gồm: Đất ở phát triển nhà ở dân tự xây 158,93 ha; Đất ở phát triển nhà ở tái định cư 6,17 ha; Đất ở phát triển nhà ở xã hội 25,03 ha; Đất ở phát triển nhà ở thương mại 22,3 ha.
Yêu cầu của kế hoạch nêu rõ: Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 phải bám sát các nội dung Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025 đã phê duyệt.
Căn cứ tình hình, kết quả thực hiện và nhu cầu thực tế về nhà ở, khả năng cân đối từ nguồn ngân sách, nhu cầu của thị trường để phát triển nhà ở cho phù hợp theo từng năm và từng địa phương trong tỉnh; chỉ tiêu phát triển nhà ở trong kế hoạch phát triển nhà ở được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, có hiệu quả kế hoạch này. Các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung theo kế hoạch và quy định của pháp luật hiện hành; tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Sở Tài nguyên và Môi trường được giao rà soát quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xử lý đối với các dự án chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định.
-
Bất ngờ với danh sách 33 dự án nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng chưa đủ điều kiện giao dịch tại Bình Thuận
Tân Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận Phan Dương Cường vừa ký văn bản gửi 32 chủ đầu tư kinh doanh bất động sản chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh. Trong danh sách 33 dự án nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng chưa đủ điều kiện giao dịch có nhiều cái tên quen thuộc với thị trường như Queen Pearl 2, Casalavanda, APEC MANDALA WYNDHAM, Thanh Long Bay, DELAGI,…








-
Bình Thuận khởi công nhà máy 2.200 tỷ đồng
Ngày 11/5, tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), Công ty TNHH Công nghiệp Neotek Việt Nam đã khởi công dự án Nhà máy sản xuất đĩa phanh xe cơ giới với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Đây là một trong những dự...
-
Thông tin mới về dự án Khu du lịch Hải Yến tại Bình Thuận
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai đối với dự án Khu du lịch Hải Yến của Công ty TNHH Đầu tư dự án dân cư và du lịch Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong....
-
Trước khi sáp nhập để trở thành tỉnh lớn nhất Việt Nam, Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực
Tính đến hết ngày 15/4, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.765.037 tỷ đồng.