Thông tin này được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bà Rịa – Vũng Tàu báo cáo với lãnh đạo tỉnh về tình hình thu hồi các dự án chậm triển khai trên địa bàn.
Trước tìn hình này, ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Cục thuế tỉnh thực hiện rà soát tất cả các hồ sơ thuê đất của nhà đầu tư, thông báo nghĩa vụ tài chính để nhà đầu tư thực hiện, đồng thời thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước làm cơ sở để thu hồi đất của dự án theo quy định.
Đối với các dự án đã được gia hạn thì bắt buộc nhà đầu tư thực hiện việc ký quỹ đầu tư và cam kết thực hiện đúng tiến độ theo thời gian quy định, sau khi gia hạn 24 tháng, nếu nhà đầu tư không triển khai thì phải xem xét xử lý thu hồi.
Được biết, tính từ thời điểm xây dựng Phương án xử lý dự án chậm triển khai vào năm 2014) đến nay, UBND tỉnh đã xử lý thu hồi 93 dự án gồm: 24 dự án trong Khu công nghiệp, 37 dự án nhà ở, 06 dự án cụm công nghiệp và 26 dự án khác ngoài khu công nghiệp.
Ngoài ra từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh cũng đã thu hồi, hủy bỏ 44 văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư do các nhà đầu tư không thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón 8 dự án với hơn 10.000 tỷ đồng Tại Ngày hội đầu tư Xuân Đinh Dậu 2017, UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 3.600 tỷ đồng và 311 triệu USD. Danh sách cụ thể gồm: Công ty TNHH Korea Tech & Art Việt Nam với dự án nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất tại Cụm công nghiệp Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 3 triệu đô la Mỹ. Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tin học Shinhan với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 70 tỉ đồng. Công ty TNHH Starflex Việt Nam với dự án nhà máy sản xuất tấm bạt, màn tại Cụm công nghiệp Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 15 triệu đô la Mỹ. Công ty cổ phần Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với dự án căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn A La Carte Vũng Tàu tại thành phố Vũng Tàu, tổng vốn đầu tư đăng ký 450 tỉ đồng. Công ty cổ phần thép Pomina 2 với dự án nhà máy tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và ống thép màu quy mô 600.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 868 tỉ đồng. Nhóm nhà đầu tư gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Viglacera và Công ty Tập Đoàn Khoa học Công nghệ Khải Thịnh với dự án đầu tư xây dựng Nhà máy kính nổi siêu trắng tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, tổng vốn đầu tư đăng ký 108 triệu đô la Mỹ. Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Vũng Tàu với dự án mở rộng nhà máy bia công suất 610 triệu lít/năm tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tổng vốn đầu tư tăng thêm 185 triệu đô la Mỹ. Công ty cổ phần kính Nam Việt Hưng với dự án Nhà máy kính siêu trắng Nam Việt Hưng tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Conac, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.200 tỉ đồng. |
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...