Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam: Cần một sự quyết đoán
Thị trường BĐS đang có những dấu hiệu hồi phục khi lượng giao dịch tăng, hàng tồn kho giảm nhưng mới chỉ ở phân khúc bình dân. Đối với phân khúc cao cấp lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều. Để giải quyết vấn đề này trước hết các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước theo chỉ đạo của Chính phủ phải điều chỉnh cơ cấu hàng hóa và giá bán cho phù hợp với sức mua và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện thu hút được dòng vốn từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài muốn mua nhà, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.
Chính vì vậy, khi xây dựng luật sửa đổi, Bộ Xây dựng, sau khi lấy ý kiến của các bộ ngành, đã đưa vào dự thảo luật rất nhiều điểm thông thoáng để tháo gỡ những nút thắt, khó khăn cho người nước ngoài mua nhà, cũng là tạo ra nguồn lực lớn để kích thích phát triển BĐS trong dài hạn, giúp xử lý nợ xấu BĐS hiệu quả. Hơn thế, việc cho người nước ngoài sau khi nhập cảnh được mua nhà cũng sẽ tạo ra yếu tố thuận lợi để thu hút và kích thích phát triển đầu tư, du lịch và dịch vụ, có lợi cho cả nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam và là một hình thức xuất khẩu BĐS tại chỗ.
Chính vì vậy, rất cần một sự quyết đoán. Điều này không chỉ cởi trói cho các DN trong nước, không tạo ra sự tắc nghẽn của một dòng đầu tư lớn mà hơn hết đó là một quyết định kịp thời để tận dụng cơ hội quý giá cho nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam và Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS Nguyễn Mạnh Hà.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS Nguyễn Mạnh Hà: Không nên thêm thủ tục làm nản lòng nhà đầu tư!
Ở góc độ là cơ quan tham gia soạn thảo Dự luật Nhà ở, tôi thấy trong quá trình dự thảo quy phạm pháp luật, việc còn có ý kiến khác nhau về một vấn đề là bình thường. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu quy định chỉ người nước ngoài học tập và sinh sống tại Việt Nam mới được mua nhà thì sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư, làm người ta nản lòng. Vì thế nào là sinh sống, sinh sống thời gian bao lâu là một vấn đề hết sức phức tạp, khó thực hiện được.
Ví dụ như nếu chúng ta quy định thời gian phải vào một năm, thì tổng là một năm hay liên tục một năm cũng là vấn đề. Nếu ta quy định phải sinh sống ở Việt Nam là phải ở 1-2 tháng nhưng có thể mai người ta đi Bangkok sau về thì cộng dồn hay thế nào? Rất phức tạp, theo tôi không nên quy định như vậy. Tôi đồng ý chúng ta cần có chế tài, không phải cứ mở toang cho người nước ngoài mua nhà tại cả các khu vực nhạy cảm, quân sự thì không được, nhưng cũng không nên áp dụng thêm nhiều thủ tục phiền hà, khó thực hiện được.
Thực tế thì ở nhiều nước hiện nay, người ta không cần phải sang tận nơi mới mua và được sở hữu nhà, ví dụ như tại Mỹ hay Singapore, mua nhà chỉ cần click chuột. Hiện nay, dự thảo luật đang trong quá trình thảo luận, cho ý kiến, tôi tin rằng sẽ có giải pháp phù hợp vừa tạo thuận lợi cho người mua nhà, vừa tăng cường công tác quản lý được thông qua.
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.