22/06/2015 1:40 PM
CafeLand - Thị trường bất động sản đang phục hồi mạnh những tưởng kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế thống kê trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản trong quý 1/2015 cho thấy có khoảng hơn 50% doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sụt giảm so với cùng kỳ, trong đó thậm chí có một số doanh nghiệp còn thua lỗ. Trước đó, kết quả kinh doanh năm 2014 cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy khó khăn.

Công ty Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí "lỗ đậm" nhất trong quý 1/2015

Những “ngôi sao” đang trở lại?

Thống kê báo cáo tài chính của 60 doanh nghiệp bất động sản trong quý 1 cho thấy có đến 29 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có một số tên tuổi lớn trong ngành bất động sản như Đô thị Kinh Bắc (KBC), Địa ốc Hoàng Quân (HQC), Bất động sản Phát Đạt (PDR), Khang Điền (KDH), FLC, Sudico (SJS), Đầu tư công Nghiệp Tân Tạo (ITA)… Những doanh nghiệp này sau một thời gian vật lộn với rất nhiều khó khăn bởi “băng giá” của thị trường bất động sản đang có bước những bước hồi sinh.

Nguồn: Tổng hợp CafeLand

PDR sau một khoảng thời gian khó khăn có bước hồi sinh mạnh mẽ. Lợi nhuận sau thuế của PDR quý 1/2015 đạt gần 25 tỷ đồng, dù con số này khá nhỏ so với số vốn chủ sở hữu gần 1.500 tỷ đồng nhưng hơn rất nhiều so với mức chỉ vài trăm triệu cùng kỳ năm trước. Trước đây Phát Đạt đi lên nhờ thành công trong dự án EverRich 1 nhưng rồi lại bị sa lầy trong EverRich 2 và một loạt dự án bất động sản hoành tráng khác sau này. Mới đây Phát Đạt thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ bằng cách chuyển nhượng dự án khổng lồ EverRich 2 cho công ty con. Ngoài ra PDR cũng rót thêm tới 1.700 tỷ đồng vào công ty Luyện cán thép Hiệp Phát. Đây là một công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng. Những động thái này cho thấy Phát Đạt đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Hai doanh nghiệp bất động sản lớn không thể không nhắc đến là KBC và ITA. Đây là 2 doanh nghiệp bất động sản “vang bóng” một thời trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Hai doanh nghiệp này gắn liền với tên tuổi chị em nhà họ Đặng. Tuy nhiên trong thời gian qua cũng vật lộn với không ít khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Trước đó, KBC đã phát hành cổ phiếu để cấn trừ 1.000 tỷ đồng nợ vay. Ngoài ra, mới đây KBC cũng cho biết sẽ tiếp tục phát hành 200 triệu cổ phiếu huy động về 3.000 tỷ đồng. Với việc tái cấu trúc tài chính mạnh mẽ này cùng với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán quý 1/2015, KBC đã có kết quả kinh doanh khá khả quan với doanh thu đạt 544 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 158 tỷ đồng, cao gấp 12 lần cùng kỳ năm trước.

Tương tự như vậy đối với ITA cũng đã thực hiện việc tái cấu trúc mạnh mẽ. Trong kỳ họp ĐHCĐ vừa qua, ITA đưa ra kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu để chuyển đổi nợ thành cổ phần. Trong quý 1/2015, ITA đã phát hành hơn 126 triệu cổ phiều. Với việc tái cấu trúc này tình trạng tài chính của ITA hiện nay đang khá lành mạnh. Tổng nợ của ITA chỉ còn có hơn 3.000 tỷ đồng trong khi đó vốn chủ sở hữu hơn 9.000 tỷ đồng. Trong quý 1/2015, doanh thu của ITA đạt hơn 443 tỷ đồng và lợi nhuận gần 50 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài các doanh nghiệp bất động sản kể trên thị hàng loạt tên tuổi khác trong giới bất động sản cũng đã bước đầu có sự phục hồi hoặc tăng trưởng mạnh mẽ như FLC, SJC….

Nhiều doanh nghiệp chưa thoát khó

Trong quý 1/2015 đã ghi nhận nhiều cái tên tiếp tục thua lỗ. Doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất là Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (PTL) với mức lỗ lên đến 15 tỷ đồng. Ngay quý trước đó, PTL đã có lợi nhuận 16 tỷ đồng nhưng lợi nhuận cả năm 2014 chỉ ở mức tượng trưng gần 3 tỷ đồng. Trước đó năm 2013, PTL đã thua lỗ tới 137 tỷ đồng. Doanh nghiệp về nhì trong việc thua lỗ là Kinh doanh & Phát triển Bình Dương (TDC) với mức lỗ 14 tỷ đồng trong quý 1. Những cái tên thua lỗ khác không thể không nhắc đến là Đầu tư và kinh doanh nhà Intresco (ITC), Đầu tư địa ốc Khang An… cũng bị thua lỗ nhẹ trong quý 1.

Ngoài những cái tên bị thua lỗ ở trên thì một dấu hiệu khác cho thấy ngành bất động sản vẫn chưa thoát khó khi có rất nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sụt giảm. Những đại gia trong giới bất động sản như Quốc Cường Gia Lai (QCG), Sacomreal (SCR), Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG), Nhà Từ Liêm (NTL), Năm bảy bảy (NBB) chỉ có lợi nhuận ở mức tượng trưng một vài tỷ đồng trên số vốn chủ sở hữu hàng nghìn tỷ đồng.

Nguồn: Tổng hợp CafeLand

Hiện QCG có vốn chủ sở hữu gần 4.000 tỷ đồng, tổng nợ gần 3.000 tỷ đồng. QCG có tỷ lệ đòn bảy tài chính không cao so với nhiều doanh nghiệp khác nhưng hoạt động của QCG rủi ro không ít. Trong suốt từ năm 2011 đến nay thì lợi nhuận của QCG chỉ đạt ở mức tượng trưng và việc triển khai các dự án của doanh nghiệp này rất chậm chạp. Doanh nghiệp này tích lũy một quỹ đất khổng lồ nhưng không có thanh khoản nên hàng năm “còng lưng” nộp lãi. Phần lớn lãi vay thực hiện dự án đều được vốn hóa nên làm cho giá thành sản phẩm lên rất cao.

Tương tự như QCG thì Sacomreal cũng gặp nhiều khó khăn trong những năm qua. Kết quả kinh doanh quý 1 của Sacomreal khá tốt. Tuy nhiên, rất may cho Sacomreal là trong thời gian vừa qua đã thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ bằng cách bán một số khoản đầu tư và chuyển đổi công năng một vài dự án. Mới đây Sacomreal cho biết đã chuyển nhượng thành công dự án Celadon City cho Gamuda Land Vietnam với tổng giá trị hợp đồng khoảng 1.400 tỷ đồng. Ngoài ra, Sacomreal cũng cho biết đã bán thành công 1.200 sản phẩm trong quý 2/2015. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Sacomreal vẫn còn nhiều khó khăn và được thể hiện trong mức giá của doanh nghiệp này đang ở mức 8.000 đồng/cổ phiếu.

Tóm lại, thị trường bất động sản đang có những chuyển biến khá tích cực và nhiều doanh nghiệp đang hồi sinh mạnh mẽ. Tuy nhiên, dương như đây vẫn chỉ là bước khởi đầu. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn. Giá bất động sản dù phục hồi nhưng đang ở dưới mức giá vốn của họ do giá vốn tăng cao bởi lãi suất tích lũy trong suốt nhiều năm qua. Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có một sự tái cấu trúc mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.

  • Bong bóng bất động sản đang phình?

    Bong bóng bất động sản đang phình?

    CafeLand - Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy hàng tồn kho bất động sản đang giảm mạnh. Hàng loạt dự án rầm rộ mở bán và đặc biệt nhiều dự án “trùm mền” trước đó giờ đây cũng đang dần hồi sinh trở lại. Một trong những nguyên nhân khiến bất động sản hồi sinh là do niềm tin dường như đã trở lại. Mặt khác, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản cũng tăng mạnh. Phải chăng bong bóng bất động sản một lần nữa đang phình trở lại.

  • Hoàng Quân: Rủi ro với việc cho vay và kế hoạch kinh doanh khó khả thi

    Hoàng Quân: Rủi ro với việc cho vay và kế hoạch kinh doanh khó khả thi

    CafeLand - Câu chuyện về Công ty địa ốc Hoàng Quân bỗng dưng được hâm nóng trở lại trong thời gian gần đây sau khi bị nghi ngờ trục lợi gói 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo của doanh nghiệp này đã bác bỏ những nghi vấn này và trên thực tế khó có thể quy kết cho Hoàng Quân “tội trạng” này. Dù vậy, đằng sau câu chuyện này khiến không ít người nghi ngại về tình hình tài chính của công ty, cũng như tính bất khả thi của những kế hoạch hoành tráng mà doanh nghiệp này đã công bố.

  • HAGL: Tháo chạy bất động sản, đổ tiền vào nông nghiệp

    HAGL: Tháo chạy bất động sản, đổ tiền vào nông nghiệp

    CafeLand - Tiền thân từ ngành “gỗ” sau đó được biết đến nhiều như một đại gia bất động sản nhưng rồi giờ đây Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lại đổ tiền vào ngành nông nghiệp. Hiện nay, HAGL Group vẫn được xem là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, theo kế hoạch kinh doanh năm 2015 thì lĩnh vực mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho Tập đoàn lại là nông nghiệp.

  • Đằng sau sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế quý 1

    Đằng sau sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế quý 1

    CafeLand - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết “choáng váng” với con số tăng trưởng 6,03% của GDP quý 1. Điều này cho thấy xung quanh con số tăng trưởng “thần kỳ” của GDP quý 1 có không ít hoài nghi.

  • Eximbank: Vì sao lại thế?

    Eximbank: Vì sao lại thế?

    CafeLand - Báo cáo tài chính năm 2014 của Eximbank đã gây bất ngờ cho giới đầu tư khi lợi nhuận năm 2014 chỉ đạt 56 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức vài nghìn tỷ đồng của các ngân hàng có quy mô tương đương. Không chỉ có vậy xét về quy mô lợi nhuận, tổng tài sản thì trong suốt 4 năm Eximbank cũng liên tục đi xuống. Vậy tại sao Eximbank lại có kết quả tồi tệ như ngày hôm nay?

Hoàng Nam
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.